Ý Đảng hợp lòng dân, buôn làng sẵn sàng nhường đất làm cao tốc
Thứ bảy, 06:29, 22/06/2024 Công Bắc/VOV Tây Nguyên Công Bắc/VOV Tây Nguyên
VOV4.VOV.VN - Cao tốc Khánh Hoà – Buôn Ma Thuột là cao tốc đầu tiên triển khai ở Tây Nguyên nối rừng với biển. Để dự án thi công đúng tiến độ, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương tại tỉnh Đắk Lắk đã vào cuộc quyết liệt, tuyên truyền vận động, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân.

Trong căn nhà gỗ mới dựng lại, bà H’Náp Niê, dân tộc Ê Đê (ở buôn Kplang, xã Tân Tiến, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) vui vẻ: toàn bộ đại gia đình hơn 20 người gồm 3 thế hệ, 4 gia đình nhỏ, đều đã di dời sang nơi ở mới. Gia đình bà có gần 2.000m2 đất ở và đất vườn thuộc quy hoạch làm cao tốc. Ban đầu, mọi người cũng đắn đo vì mức đền bù, hỗ trợ khá thấp so với thị trường. Nhưng rồi thấy cán bộ từ huyện đến xã, thôn kiên trì tuyên truyền vận động, bà H’Náp Niê cũng hiểu được tầm quan trọng của cao tốc với sự phát triển địa phương, buôn làng.

“Bà con ở buôn mình thì không hiểu gì nhiều về đường cao tốc đâu, nhưng mà cán bộ đến vận động, tuyên truyền rất nhiệt tình, rất thật lòng, bà con mình thấy ưng cái bụng, thấy hợp lý nên vui vẻ di dời thôi. Có vài chỗ bà con mình có hơi thiệt thòi chút ít, nhưng mà vì cái chung bà con cũng sẵn sàng chia sẻ. Gia đình chuyển ra đây, các con, các cháu cũng dần ổn định nhà cửa rồi" - bà H’Náp Niê.

Buôn Kplang là nơi định cư lâu đời của bà con người Ê Đê. Bà H’Biơi Buôn Yă, Bí thư chi bộ buôn Kplang (xã Tân Tiến, huyện Krông Pắk) cho biết, dự án cao tốc Khánh Hoà- Buôn Ma Thuột đi qua giữa buôn, tác động đến quá nửa số hộ dân. Nhiều căn nhà kiên cố, nhiều vườn cây giá trị phải san ủi để làm đường. Ban đầu, việc tuyên truyền, vận động để bà con chấp nhận đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng được đánh giá là phức tạp. Thế nhưng, sự phức tạp dần tháo gỡ khi đội ngũ cán bộ huyện về lăn lộn cùng cán bộ xã, thôn, cùng ăn, cùng ở, cùng tuyên truyền, vận động thấu hiểu, chia sẻ với dân. 

“Ban ngày thì bà con đi làm, chỉ có buổi tối mới ở nhà. Các đồng chí cán bộ, lãnh đạo huyện ngày nào cũng lặn lội đêm hôm về với bà con, nói cả tiếng Ê Đê nữa. Mình nghe vận động, tuyên truyền còn ưng cái bụng, mát cái lỗ tai cơ mà, huống chi bà con. Thế nên bà con ai cũng đồng thuận, cũng vui vẻ nhường đất làm cao tốc" Bà H’Biơi Buôn Yă cho biết.

Ông Trịnh Minh Tâm, Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch UBND xã Tân Tiến, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk cho biết, toàn xã có 241 hộ dân bị ảnh hưởng khi triển khai dự án cao tốc Khánh Hoà- Buôn Ma Thuột. Đây là dự án có quy mô lớn nhất, tác động đến nhiều hộ dân nhất, nhưng lại nhận được sự đồng thuận cao nhất và giải phóng mặt bằng nhanh nhất.

“Đối với xã, cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền các hộ dân để họ nắm bắt chủ trương. Cán bộ trực tiếp đến họp dân, tuyên truyền vận động người dân để sớm bàn giao mặt bằng. Đến thời điểm này 241 hộ dân đã bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công" - Ông Trịnh Minh Tâm.

Ở “thủ phủ sầu riêng” của Đắk Lắk, nơi “tấc đất, tấc vàng” như huyện Krông Pắk, việc giải phóng mặt bằng thực hiện các công trình là cả một vấn đề. Làm thế nào để đạt được sự đồng thuận từ người dân, ông Trần Hồng Tiến, Bí thư Huyện uỷ Krông Pắk, cho biết, đó là sự quyết tâm, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ.

“Khó khăn nhất ở đây là tạo sự đồng thuận trong nhân dân, làm sao giải phóng mặt bằng. Krông Pắk bị tác động lớn nhất với hơn 300ha đất, chủ yếu là đất nông nghiệp giá trị rất cao. Có những cây sầu riêng năm thứ 5-6 là một năm có thể thu 30-40 triệu đồng. Nhưng theo giá nhà nước thì chỉ đền bù khoảng 7 triệu đồng thôi. Bây giờ làm sao để người dân đồng thuận, vậy thì chúng tôi thành lập ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã, thành lập các tổ tuyên truyền, vận động" - ông Trần Hồng Tiến, Bí thư Huyện uỷ Krông Pắk.

Thành công của huyện Krông Pắk trong vòng 6 tháng giải phóng gần như 100% mặt bằng thuộc dự án cao tốc Khánh Hoà- Buôn Ma Thuột có dấu ấn của nữ Phó chủ tịch UBND huyện Ngô Thị Minh Trinh. Bà cho biết, phải đến buôn làng, phải đứng ở góc độ người dân để thấy được bà con cần gì, mong mỏi điều gì để có quyết định cho thấu tình, đạt lý. Điển hình như việc trên một thửa đất thường có vài gia đình nhỏ sinh sống, do con cái lấy vợ, lấy chồng, tách ra làm nhà ở liền kề. Theo quy định thì chỉ được hỗ trợ 1 thửa đất tái định cư, nhưng huyện đã linh động hỗ trợ cho toàn bộ các hộ.

“Nhiều nhà người ta mất hết đất, mất nhà nhưng cứ đúng quy định nhà nước là không được hỗ trợ. Nhưng tôi vẫn quyết cho làm, còn cam kết vào đó tôi chịu trách nhiệm. Sau này, có phải bỏ tiền túi ra thì tôi cũng phải bỏ ra thôi. Chứ bây giờ làm sao, không hỗ trợ cho dân thì sức mấy họ bàn giao mặt bằng.” - Bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắk.

Gần dân, hiểu dân và dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm là những cảm nhận rõ nét ở đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, đảng viên ở huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk trong việc triển khai giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Khánh Hoà- Buôn Ma Thuột. Nhờ đó, dự án đã đạt được sự đồng thuận cao của người dân. Ý Đảng hợp lòng dân, hầu hết bà con ở các buôn làng huyện Krông Pắk đều vui vẻ nhường đất để Nhà nước làm cao tốc./.

Công Bắc/VOV Tây Nguyên

Viết bình luận

Tin liên quan

Chuyển đổi trên 73ha đất rừng làm đường giao thông, thuỷ lợi
Chuyển đổi trên 73ha đất rừng làm đường giao thông, thuỷ lợi

VOV4.VOV.VN - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh Kon Tum đang triển khai thực hiện việc chuyển đổi trên 73ha đất rừng sang mục đích khác để xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi.

Chuyển đổi trên 73ha đất rừng làm đường giao thông, thuỷ lợi

Chuyển đổi trên 73ha đất rừng làm đường giao thông, thuỷ lợi

VOV4.VOV.VN - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh Kon Tum đang triển khai thực hiện việc chuyển đổi trên 73ha đất rừng sang mục đích khác để xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi.

Lào Cai: Khẩn trương khắc phục sạt lở trên các tuyến giao thông sau mưa lũ
Lào Cai: Khẩn trương khắc phục sạt lở trên các tuyến giao thông sau mưa lũ

VOV4.VOV.VN - Lực lượng chức năng tại Lào Cai đang khẩn trương khắc phục các tuyến giao thông bị hư hại sau trận mưa lũ đêm 12/9.

Lào Cai: Khẩn trương khắc phục sạt lở trên các tuyến giao thông sau mưa lũ

Lào Cai: Khẩn trương khắc phục sạt lở trên các tuyến giao thông sau mưa lũ

VOV4.VOV.VN - Lực lượng chức năng tại Lào Cai đang khẩn trương khắc phục các tuyến giao thông bị hư hại sau trận mưa lũ đêm 12/9.

  Lai Châu quyết tâm không để giao thông ách tắc trong mùa mưa lũ
Lai Châu quyết tâm không để giao thông ách tắc trong mùa mưa lũ

VOV4.VOV.VN - Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới có địa hình đồi núi dốc, chia cắt, mùa mưa lũ năm nào cũng xảy ra sạt lở, ách tắc trên các tuyến giao thông. Từ đầu năm đến nay, địa phương cũng đã ghi nhận nhiều điểm sạt lở trên các tuyến đường. Hiện đang chuẩn bị bước vào cao điểm của mùa mưa lũ, nên các lực lượng đảm bảo giao thông ở tỉnh đang chủ động triển khai các phương án, quyết tâm không để ách tắc xảy ra.

  Lai Châu quyết tâm không để giao thông ách tắc trong mùa mưa lũ

Lai Châu quyết tâm không để giao thông ách tắc trong mùa mưa lũ

VOV4.VOV.VN - Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới có địa hình đồi núi dốc, chia cắt, mùa mưa lũ năm nào cũng xảy ra sạt lở, ách tắc trên các tuyến giao thông. Từ đầu năm đến nay, địa phương cũng đã ghi nhận nhiều điểm sạt lở trên các tuyến đường. Hiện đang chuẩn bị bước vào cao điểm của mùa mưa lũ, nên các lực lượng đảm bảo giao thông ở tỉnh đang chủ động triển khai các phương án, quyết tâm không để ách tắc xảy ra.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC