Lai Châu quyết tâm không để giao thông ách tắc trong mùa mưa lũ
Thứ ba, 11:10, 01/08/2023 Khắc Kiên/VOV Tây Bắc Khắc Kiên/VOV Tây Bắc
VOV4.VOV.VN - Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới có địa hình đồi núi dốc, chia cắt, mùa mưa lũ năm nào cũng xảy ra sạt lở, ách tắc trên các tuyến giao thông. Từ đầu năm đến nay, địa phương cũng đã ghi nhận nhiều điểm sạt lở trên các tuyến đường. Hiện đang chuẩn bị bước vào cao điểm của mùa mưa lũ, nên các lực lượng đảm bảo giao thông ở tỉnh đang chủ động triển khai các phương án, quyết tâm không để ách tắc xảy ra.

 

Những ngày này, cứ vào khoảng 4 - 5 giờ sáng hằng ngày là các công nhân trong đội tuần đường thuộc các đơn vị quản lý đường bộ ở Lai Châu lại dong duổi trên các tuyến giao thông. Quá trình thị sát, kiểm tra, mỗi khi phát hiện có sự cố sạt lở, hoặc nguy cơ sạt lở là các thông số như vị trí, hình ảnh hiện trường... lập tức được chuyển về đội máy gần nhất để triển khai ngay công tác khắc phục.

Anh Lò Văn Thu, công nhân tuần đường thuộc Công ty Cổ phần quản lý đường bộ I tỉnh Lai Châu được giao phụ trách 35km quốc lộ 12. Đây là tuyến quốc lộ trọng yếu nối trung tâm huyện Phong Thổ, quốc lộ 4D với cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng; lưu lượng phương tiện qua lại rất đông, nên giao thông cần thông suốt trong mọi tình huống.

Công ty Cổ phần quản lý đường bộ I Lai Châu được giao quản lý, bảo trì gần 500km quốc lộ, tỉnh lộ tại các huyện Mường Tè, Phong Thổ và Sìn Hồ; trong đó có 3 tuyến quốc lộ 4D, 12 và 4H. Đây đều là các tuyến huyết mạch, nối các vùng kinh tế trọng điểm của các huyện với trung tâm tỉnh lỵ Lai Châu và nối Lai Châu với các địa phương lân cận như Lào Cai, Điện Biên...

Theo ông Hoàng Tiến Quý, Giám đốc Công ty, trong mùa mưa lũ năm nay, với phương châm không để ách tắc kéo dài khi có sự cố sạt lở xảy ra, công ty đã triển khai hoàn tất việc rà soát các điểm nguy cơ sạt lở cao để gia cố, đảm bảo an toàn. Hiện hơn 30 đầu máy và toàn bộ các công nhân của đơn vị đang được bố trí thường trực tại các vị trí xung yếu, đảm bảo ứng cứu kịp thời khi có sạt lở xảy ra.

"Thực hiện chỉ đạo của Sở Giao thông - Vận tải Lai Châu về xây dựng phương án phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, chúng tôi đã sẵn sàng bố trí các phương tiện, xe máy thiết bị để thường trực trên các tuyến. Hiện nay chúng tôi đã bố trí lực lượng công nhân đi tuần đường sớm để kịp thời phát hiện, khắc phục xử lý. Những ngày qua trên các tuyến đường cũng đã xuất hiện mưa lớn, gây sạt lở, ách tắc tại một số vị trí, chúng tôi đã sẵn sàng thường trực ở các vị trí xung yếu, để tổ chức khắc phục đảm bảo giao thông nhanh nhất." - ông Hoàng Tiến Quý cho biết.

Tỉnh biên giới Lai Châu được xác định có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh ở khu vực Tây Bắc. Toàn tỉnh hiện có hơn 1.200 km đường quốc lộ, tỉnh lộ và gần 3.500 km đường liên xã, liên thôn. Do địa hình đồi núi dốc, chia cắt, nên mùa mưa lũ năm nào địa phương cũng chịu thiệt hại nặng nề trên các tuyến giao thông. Riêng trong mùa mưa lũ năm ngoái, toàn tỉnh đã xảy ra hơn 1.600 vị trí sạt lở, ước tổng thiệt hại khoảng 60 tỷ đồng. Từ thực thế đó, việc chủ động ứng phó trong mùa mưa lũ năm nay được ngành giao thông vận tải đặt lên hàng đầu.

"Hiện nay Sở cũng đã tiến hành chỉ đạo các phòng, ban liên quan, các nhà thầu có phương án chi tiết, bố trí máy, phương tiện, nhân lực, cũng như vật tư dự phòng trên các vị trí. Đồng thời, Sở cũng đã chỉ đạo các đơn vị cũng như nhà thầu khảo sát các vị trí có nguy cơ sạt lở thì ứng trực để đảm bảo khi có tình huống xảy ra để giải quyết thông đường, đảm bảo cho người và phương tiện qua lại một cách nhanh nhất." -   Ông Nguyễn Văn Hưởng, Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Lai Châu thông tin.

Ngoài việc kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, từ đầu mùa mưa đến nay, tỉnh Lai Châu cũng đã ban hành nhiều công điện, văn bản chỉ đạo, đốc thúc sự chủ động của các cấp, ngành, địa phương trong việc ứng phó với mưa lũ và đảm bảo giao thông.

Với tinh thần chủ động, quyết tâm cao, Lai Châu phấn đấu hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do mưa lũ gây ra và không để giao thông ùn tắc kéo dài do sạt lở./.

Khắc Kiên/VOV Tây Bắc

Viết bình luận

Tin liên quan

Yên Bái: Người dân thấp thỏm sống dưới chân mỏ đá
Yên Bái: Người dân thấp thỏm sống dưới chân mỏ đá

VOV4.VOV.VN - Nhiều năm qua, hàng chục hộ dân ở hai thôn Làng Thọc và Hin Lò, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái lo lắng đến mất ăn, mất ngủ khi sinh sống dưới chân mỏ đá bản Nghè do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng sản xuất và Thương mại dịch vụ Hùng Đại Sơn khai thác.

Yên Bái: Người dân thấp thỏm sống dưới chân mỏ đá

Yên Bái: Người dân thấp thỏm sống dưới chân mỏ đá

VOV4.VOV.VN - Nhiều năm qua, hàng chục hộ dân ở hai thôn Làng Thọc và Hin Lò, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái lo lắng đến mất ăn, mất ngủ khi sinh sống dưới chân mỏ đá bản Nghè do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng sản xuất và Thương mại dịch vụ Hùng Đại Sơn khai thác.

Canh tác cà phê thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu
Canh tác cà phê thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu

VOV4.VOV.VN - Cây cà phê đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân ở Tây Nguyên, trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, cà phê cần được canh tác thông minh hơn.

Canh tác cà phê thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu

Canh tác cà phê thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu

VOV4.VOV.VN - Cây cà phê đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân ở Tây Nguyên, trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, cà phê cần được canh tác thông minh hơn.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC