Nhằm thực hiện hiệu quả "Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025", tỉnh Tuyên Quang đã quan tâm bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương lồng ghép với các chương trình, dự án để tổ chức trồng rừng, trồng cây xanh phân tán từ các nguồn như: kinh phí hỗ trợ cây giống lâm nghiệp theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh; kinh phí thuộc Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững; kinh phí trồng, chăm sóc, duy trì hệ thống cây xanh tại khu đô thị và các khu di tích; kinh phí bố trí khu vực trồng cây xanh tại các khu đô thị, khu tái định cư mới... Tổng kinh phí thực hiện trồng rừng, trồng cây xanh theo Đề án trong giai đoạn 2021 - 2023 trên 42 tỷ đồng.
Tỉnh đã đạt kết quả cụ thể là trồng rừng tập trung đạt 4 triệu cây, trồng cây xanh phân tán đạt 2 triệu cây với các giống keo, bạch đàn, lát, chò chỉ, dổi, trám và một số cây trồng bản địa có giá trị khác. Hiện tại các diện tích cây xanh sinh trưởng, phát triển bình thường, tỷ lệ thành rừng đạt trên 90%.
Ông Triệu Đăng Khoa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang cho biết, trong giai đoạn 2024 - 2025, tỉnh Tuyên Quang dự kiến trồng 2,4 triệu cây gồm: 1,6 triệu cây trồng rừng tập trung và 0,8 triệu cây trồng phân tán, bình quân trồng 1,2 triệu cây/năm. Để duy trì phong trào trồng rừng, trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh, đảm bảo việc thực hiện "Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025" phát huy hiệu quả và có sức lan tỏa mạnh mẽ, thời gian tới các ngành chức năng và uỷ ban nhân dân các địa phương tiếp tục bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức và nhân dân trồng rừng, trồng cây xanh, đưa nhiệm vụ này trở thành phong trào thi đua của các cấp, ngành và đông đảo người dân. Đồng thời, tiếp tục lồng ghép, huy động, vận động các nguồn vốn hợp pháp để triển khai trồng rừng, trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu, triển khai thực hiện các mô hình, dự án trồng cây xanh tại khu vực đô thị, nông thôn, tuyến đường trục phát triển đến các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch nhằm tạo không gian, cảnh quan xanh, sạch, đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ phát triển du lịch.../.
Viết bình luận
Tin liên quan
Tham quan đền Pác Tạ ở Tuyên Quang
VOV4.VOV.VN - Trong hành trình tham quan, khám phá lòng hồ sinh thái Na Hang (tỉnh Tuyên Quang), điểm đến đầu tiên của du khách sẽ là ngôi đền Pác Tạ. Ở phần tiếp theo, các bạn sẽ được trải nghiệm không gian tươi mát, trong lành của thác Khuổi Nhi – con thác được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long” trên cạn của vùng Na Hang – Lâm Bình. (Chương trình Sắc màu dân tộc Việt Nam ngày 21/4/2024)
Tham quan đền Pác Tạ ở Tuyên Quang
VOV4.VOV.VN - Trong hành trình tham quan, khám phá lòng hồ sinh thái Na Hang (tỉnh Tuyên Quang), điểm đến đầu tiên của du khách sẽ là ngôi đền Pác Tạ. Ở phần tiếp theo, các bạn sẽ được trải nghiệm không gian tươi mát, trong lành của thác Khuổi Nhi – con thác được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long” trên cạn của vùng Na Hang – Lâm Bình. (Chương trình Sắc màu dân tộc Việt Nam ngày 21/4/2024)
Tuyên Quang: Nông dân trở thành tỷ phú từ trồng chanh tứ mùa
VOV4.VOV.VN - Anh Khổng Văn Nam, ở tổ dân phố 2, phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang hiện là Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Việt Bắc, với gần 100 ha cây chanh tứ mùa, mỗi năm một ha cho thu nhập trên 1 tỷ đồng. Nông dân tỷ phú Khổng Văn Nam không chỉ làm giàu cho riêng mình mà còn cùng người dân địa phương phát triển vùng trồng chanh theo hướng hàng hóa đặc sản giá trị gia tăng cao.
Tuyên Quang: Nông dân trở thành tỷ phú từ trồng chanh tứ mùa
VOV4.VOV.VN - Anh Khổng Văn Nam, ở tổ dân phố 2, phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang hiện là Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Việt Bắc, với gần 100 ha cây chanh tứ mùa, mỗi năm một ha cho thu nhập trên 1 tỷ đồng. Nông dân tỷ phú Khổng Văn Nam không chỉ làm giàu cho riêng mình mà còn cùng người dân địa phương phát triển vùng trồng chanh theo hướng hàng hóa đặc sản giá trị gia tăng cao.
Quảng Nam: Nỗ lực tuyên truyền tiến tới xóa bỏ tình trạng hôn nhân cận huyết thống
VOV4.VOV.VN - Những năm gần đây, các địa phương miền núi của tỉnh Quảng Nam đã triển khai hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tích cực tuyên truyền, vận động người dân dần xoá bỏ những hủ tục lạc hậu. Nhiều nơi đã thành lập câu lạc bộ “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của phụ nữ. Nhờ đó tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Nam đã giảm đáng kể.
Quảng Nam: Nỗ lực tuyên truyền tiến tới xóa bỏ tình trạng hôn nhân cận huyết thống
VOV4.VOV.VN - Những năm gần đây, các địa phương miền núi của tỉnh Quảng Nam đã triển khai hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tích cực tuyên truyền, vận động người dân dần xoá bỏ những hủ tục lạc hậu. Nhiều nơi đã thành lập câu lạc bộ “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của phụ nữ. Nhờ đó tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Nam đã giảm đáng kể.