Ứng dụng cộng nghệ trong phát triển sinh kế ở Thông Nông
Thứ sáu, 00:00, 28/09/2018 Việt Phú  bt ct + 2  ảnh Việt Phú bt ct + 2 ảnh
VOV4.VN - Thoát nghèo và làm giàu từ rừng bằng ứng dụng công nghệ- đó là tin vui của bà con ở những vùng khó như huyện miền núi Thông Nông tỉnh Cao Bằng

Lần đầu tiên được cầm chiếc điện thoại thông minh, được cán bộ dự án ActionAid hướng dẫn sử dụng ứng dụng Formis, tay vẫn run run, anh Nông Vân Quân người Nùng ở xã Cần Yên, chia sẻ: chỉ cần một chiếc điện thoại, có kết nối mạng có thể dễ dàng tìm hiểu được các thông tin hữu ích về khoảnh rừng nhà mình, còn có cả ảnh, cả diện tích đất, hơn nữa là mình còn biết để đăng thông tin về rừng của mình lên để có thể bán được gỗ, được gừng nữa. Đây là điều mà trước đây anh chưa bao giờ nghĩ tới.

Cán bộ dự án đang hướng dẫn bà con sử dụng phần mềm Formis. 

Còn với trường hợp của chị Nông Thị Yên, đợt tập huấn về quản lý rừng  thông qua ứng dụng Formis đã cho chị hiểu thêm về công nghệ mới, từ đó, chị có thể biết khu vực gia đình nhà mình nên trồng loại cây gì cho phù hợp, thậm chí chị còn quản lý được thời gian sinh trưởng của cây và thời điểm thu hoạch.

Việc quản lý rừng và các thông tin liên quan đến rừng thông qua ứng dụng Formis đã được triển khai từ năm 2014 đến nay và ngày càng hoàn thiện. Theo năm tháng ứng dụng này liên tục cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến ngành lâm nghiệp, giúp cho đồng bào các dân tộc có thêm nhiều kiến thức hơn trong việc khai thác tài nguyên rừng.

Hiện nay tại bà con ở 5 xã là Cần Yên, Lương Thông, Đa Thông, Lương Can và Bình Lãng đã được tập huấn về sử dụng ứng dụng Formis trên điện thoại thông minh. Không những giúp bà con thực hành thông qua ứng dụng Formis, ban quản lý dự án PFG còn thành lập ki-ốt thông tin ở các xã, mỗi xã trang bị một máy tính có kết nối mạng và luôn mở cửa phục vụ bà con có nhu cầu sử dụng và khai thác thông tin.

 

Việc trồng và quản lý rừng đối với bà con trở nên dễ dàng hơn.

Trong năm nay, dự án PFG đã hỗ trợ gần 6 ha gừng hữu cơ cho 59 hộ tại các xã Cần Yên, Lương Thông, Lương Can và Đa Thông. Trong đó, có 0,5 ha trồng gừng hữu cơ xen dưới tán rừng và 5,25 ha trồng gừng trên đất bồn địa. Đây cũng là lần đầu tiên huyện Thông Nông thực hiện mô hình trồng gừng hữu cơ, có liên kết với doanh nghiệp  để bao tiêu sản phẩm. Mối liên kết này được lãnh đạo huyện rất quan tâm, để nhân rộng, hướng đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thực hiện các mô hình sinh kế theo chuỗi giá trị bền vững và thân thiện với môi trường./.

Việt Phú/VOV4

Việt Phú bt ct + 2 ảnh

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC