Cư dân miền núi của tỉnh An Giang rất nhạy bén trong việc chế biến thốt nốt ra các món ăn, thức uống và vật dụng lưu niệm phục vụ du khách.
Từ bao đời nay, cây thốt nốt (còn gọi là thốt lốt) ở vùng Bảy Núi đã gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của bà con Khmer
Hầu như bộ phận nào của cây thốt nốt cũng có ích, mang lại thu nhập cho cư dân vùng Bảy Núi
Muốn có một cân đường thơm ngon hoặc một ly nước thốt nốt ngọt ngào, phải trèo lên cây, mang theo những ống tre, dao và đồ nghề...
Trong mùa cao điểm từ tháng giêng đến tháng 7, mỗi ngày, người thu hoạch sẽ trèo cây 1-2 lần để hứng nước
Trước đây, người dân dùng ống tre gai để lấy nước đường thốt nốt. Bây giờ, đa số được thay thế bằng các loại bình nhựa
Nước thốt nốt ngon nhất là vào mùa hè, hương vị ngọt ngào, thanh khiết
Ruột (cơm) trái thốt nốt rất thơm, ngon và giòn, có thể xắt mỏng cho vào ly nước thốt nốt
Trung bình cứ 10 kg nước thốt lốt nấu được 1 - 1,5 kg đường om. Loại đường này rất thơm và dịu hơn đường mía
Thanh Tùng/VOV-ĐBSCL
Viết bình luận