Theo đó, các ngày trong tuần sẽ tái hiện cuộc sống thường nhật của dân tộc Khmer như: Hoạt động dân ca dân vũ: các làn điệu hát lâm thôn, hát múa Rom vông, Xa za van, Lâm lêu, trình diễn nghệ thuật truyền thống Rô băm, nghi thức cúng Tổ nghề và trình diễn nghệ thuật truyền thống Rô băm như vở tuồng nàng Sê Đa, chàng P’re Rem và khỉ Krôngzep…
Trích đoạn Rô băm tựa đề "Nàng Sê Đa" do gia đình nghệ nhân Lâm Hương trình diễn.
Giới thiệu đặc sản địa phương: bánh pía, kẹo dừa, bánh chuối, đường thốt nốt và các sản phẩm từ cây dừa: dầu dừa, đũa, thìa, bộ ly trà, dụng cụ mát xoa, con khỉ, con voi… Thao tác trình diễn hoạt động đan lát, chế tạo các phục trang sân khấu như các loại mũ dành cho các nhân vật diễn kịch trong nghệ thuật Rô băm. Trò chơi dân gian: Đi cầu khỉ, đánh khẳng, kéo co…
Trình diễn nghề thủ công truyền thống tại Làng văn hoá
Đặc biệt, nhiều lễ hội đặc sắc của đồng bào Khmer sẽ được tái hiện như: Lễ dâng y Kathina, Lễ hội Ok om bok (lễ cúng trăng), trình diễn nghệ thuật Chầm riêng Chà pây - Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia của dân tộc Khmer, Trà Vinh và chương trình dân ca dân vũ dân tộc Khmer, Trà Vinh.
Dịp này, Làng văn hoá cũng tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca dân vũ của các làng dân tộc Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Thái, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer trong đó tăng cường kết nối, các hoạt động trải nghiệm, tương tác cùng du khách. Các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu: hát ay ray và diễn tấu Đinh năm của dân tộc Ê Đê... Tái hiện Lễ quét nhà cầu an của dân tộc Nùng tỉnh Thái Nguyên.
Thu Cúc/VOV4
Viết bình luận