Là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Ninh Thuận có ví trí nằm trong cụm du lịch quốc gia thuộc tam giác du lịch Đà Lạt – Nha Trang – Phan Rang.
Rộn ràng Ngày Văn hoá, du lịch Ninh Thuận tại Hà Nội năm 2022
Vùng đất này có khí hậu ít mưa, nhiều nắng, hầu như quanh năm ít chịu ảnh hưởng của bão, có bờ biển dài 105 km với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng sinh học và nhiều thắng cảnh nổi tiếng; trong đó Vườn Quốc gia Núi Chúa đã được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, vịnh Vĩnh Hy là một trong tám vịnh đẹp nhất Việt Nam,…
Với lợi thế tự nhiên, Ninh Thuận phát triển những loại cây trồng, vật nuôi đặc thù có tiềm năng để phát triển du lịch như: Nho, táo, tỏi, măng tây, dê, cừu… thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Đặc biệt, đây là vùng đất định cư lâu đời của cộng đồng dân tộc Chăm và Raglai – những cư dân có vốn văn hóa độc đáo, đặc sắc. Dịp này, bà con người Chăm, người Raglai đã có dịp khoe bản sắc của mình với khán giả thu đô với các hoạt động như: giới thiệu, giao lưu nghệ thuật hát múa; giới thiệu nhạc cụ và giao lưu, hướng dẫn múa truyền thống; trình diễn, hướng dẫn nghệ thuật làm gốm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp… góp phần đưa văn hoá bản địa đến gần công chúng.
51 gian hàng trưng bày sản phẩm du lịch, ẩm thực giới thiệu về sản phẩm đặc thù, sản phẩm OCOP, sản phẩm du lịch, ẩm thực của tỉnh Ninh Thuận, biểu diễn nghệ thuật hát, múa, giới thiệu nhạc cụ và giao lưu, hướng dẫn múa truyền thống, trưng bày ảnh đẹp về du lịch về văn hoá, danh lam thắng cảnh của tỉnh ninh Thuận đã cho thấy thế mạnh, tiềm năng của du lịch Ninh Thuận đối với du khách trong và ngoài nước.
Không gian văn hóa Chăm thu hút khách tham quan
Trưng bày những sản phẩm gốm độc bản của nghệ nhân Chăm ở làng Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, Ninh Thuận. Đây là một trong số những ngôi làng cổ nhất ở Đông Nam Á. Đồng thời cũng là làng duy nhất làm gốm hoàn toàn bằng tay.
Đất sông Quao mịn sánh cũng được mang từ Bàu Trúc để trình diễn nặn gốm cho khán giả thủ đô chiêm ngưỡng
Nghệ nhân Chăm làng Bàu Trúc nổi tiếng làm gốm bằng tay và xoay bằng mông.
Du khách trực tiếp trải nghiệm
Yêu gốm Chăm, nhiều du khách đã mua sản phẩm gốm Bàu Trúc làm quà
Sản phẩm dệt thủ công truyền thống của bà con người Chăm ở làng nghề Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân cũng hút khách không kém.
Làng dệt Mỹ Nghiệp vẫn giữ được các nét văn hóa độc đáo riêng của mình: cách dệt thổ cẩm ở đây vẫn làm hoàn toàn bằng thủ công với những hoa văn bí truyền
Tuyến phố đi bộ đầy sắc màu với những điệu múa truyền thống của các cô gái Chăm
Dàn nhạc truyền thống rộn ràng cả con phố
Và đây là không gian của người Raglai với những âm thanh của mã la, của điệu múa ngày lễ hội
Ninh Thuận là nơi có nhiều đồng bào Raglai sinh sống, với số dân khoảng 70.500 người. Trong quá trình phát triển, đồng bào Raglai đã sản sinh ra nhiều di sản văn hóa đặc trưng riêng có và hiện nay vẫn còn lưu giữ. Trong đó phải kể đến những nhạc cụ. Nghệ nhân đã thổi tù và trong sự lắng nghe chăm chú của du khách.
\
Ngoài mã la, tù và, người Raglai còn có khèn bầu - một loại nhạc cụ giao duyên của con trai, con gái Raglai.
Đặc biệt không thể thiếu cây đàn Chapi trong không gian trưng bày văn hóa của người Raglai.
Du khách xem nghệ nhân trình diễn chế tác đàn Chapi
Nhịp đời thong thả của người Raglai lắng đọng trên nhịp đàn Chapi
Nghề đan lát thủ công cũng như cuộc sống lao động được bà con người Raglai tái hiện tại không gian Ngày Văn hoá, du lịch tỉnh Ninh Thuận.
Lâm Thanh/VOV4
Viết bình luận