Liên kết vùng để tăng cường tiêu thụ lúa gạo
Thứ tư, 10:35, 18/08/2021 HH bt bài TTT HH bt bài TTT
VOV4.VN - Tại cuộc họp trực tuyến với Tổ công tác đặc biệt phía Nam và đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra chiều ngày 17/8 tại Hà Nội, các đại biểu cho rằng, phải linh hoạt tháo gỡ khó khăn về lưu thông giữa các địa phương trong sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi cung ứng.

Những ngày gần đây, giá lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã nhích dần lên sau khi liên tục giảm sâu trước đó, tuy nhiên quá trình thu mua, tiêu thụ vẫn khá khó khăn. Theo Tổ công tác đặc biệt tại các tỉnh, thành phố phía Nam, so với thời điểm cách đây 2 tuần, diện tích lúa Hè thu đã thu hoạch được 800 nghìn ha, tăng 200 nghìn ha; giá lúa cũng đã tăng từ 300 - 500 đồng/kg; diện tích còn lại khoảng 650 nghìn ha đã và đang tiếp tục được thu hoạch.
Trên cơ sở phân tích những vướng mắc khó khăn, các đại biểu đề xuất, tăng cường kết nối liên vùng trong tiêu thụ sản lượng lúa gạo đang bị tồn đọng tại các địa phương. Đồng thời giảm chi phí sản xuất lúa để giảm bớt áp lực cho các vụ tiếp theo là Thu đông và Đông xuân.


Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp.

Từ góc độ địa phương, ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang cho biết, giá lúa tuần qua sau khi lên 200 - 500 đồng/kg tuỳ giống thì đầu tuần này đã chững lại, có giống lại giảm 100 - 200 đồng/kg. Số lượng doanh nghiệp vào thu mua lúa vẫn chưa đủ mặc dù Ủy ban nhân dân tỉnh đã gửi nhiều văn bản đến doanh nghiệp thu mua, ước tính số lượng doanh nghiệp vào thu mua lúa giảm một nửa so với cùng kỳ vụ Hè thu năm ngoái.
Còn ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ cho biết, 26 trong tổng số 45 doanh nghiệp xuất khẩu gạo đủ điều kiện đang hoạt động trên địa bàn nhưng cũng chỉ hoạt động một nửa công suất do phải đảm bảo phòng chống dịch. Các địa phương trong vùng đều áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 nên các ghe chưa có “luồng xanh” vận chuyển trong khi mỗi tỉnh có cách làm khác nhau ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu mua lúa gạo của thương lái và doanh nghiệp.
"Đi thu mua lúa gạo gặp khó khăn phải test nhanh Covid 19 rồi các ghe lại chưa có quy định về luồng xanh, thủ tục mỗi tỉnh mỗi khác. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến với Bộ Giao thông để hướng dẫn giao cho tỉnh mà cấp giấy giống như luồng xanh đối với xe tải để có thể là cần thành lập đường dây nóng giữa các tỉnh như nào để tháo gỡ cho các thương lái doanh nghiệp mà đi thu mua lúa mỗi địa phương chốt. Bây giờ có những quy định rất ngặt nghèo là nhiều khi anh em đi tới đó không biết gọi ai không biết nhờ ai để hỗ trợ".
Một số ý kiến cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid 19 diễn biến khó lường, quan trọng nhất hiện nay là xây dựng các kế hoạch chi tiết và có phương án một cách dài hơi. Theo đó, không chỉ thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi mà còn phải đảm bảo nguồn cung phục vụ nội địa và xuất khẩu hậu Covid 19.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục trồng trọt nêu ý kiến, căn cứ chuỗi cung ứng của mỗi tỉnh, thành phố trong khu vực phải có cách giải quyết riêng để kịp thời tháo gỡ những khó khăn về sản xuất, chế biến, lưu thông tiêu thụ.
"Lâu dài đối với các địa phương, các cơ quan thuộc Bộ cần phải có kế hoạch chi tiết ngoài việc thích ứng với biến đổi khí hậu thích ứng với thị trường, các diễn biến của dịch hại trên cây trồng, vật nuôi chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch dựa trên tinh thần đang có diễn biến của dịch Hiv và sao chụp và kế hoạch dài hơi cho việc khắc phục và duy trì sản xuất cho biết này cho đến năm 2022".
Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt khu vực phía Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam nêu rõ, về kết nối tiêu thụ nông sản, hiện nay mỗi ngày Tổ công tác kết nối tiêu thụ khoảng 500 tấn nông sản các loại. Trên thực tế vẫn còn gặp khó khăn chỗ này, chỗ khác vì vậy cần tích cực tháo gỡ từ phía các địa phương đặc biệt cần tạo điều kiện tối đa cho các thương lái và doanh nghiệp vào thu mua lúa trên địa bàn. Cùng với đó thành lập Tổ điều hành thị trường nông sản ở các địa phương để phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để liên kết vùng thúc đẩy kết nối tiêu thụ nông sản.
"Khẳng định rằng chỉ có liên kết sản xuất mới là vấn đề tất yếu cho sản xuất nông nghiệp, nhiều doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nông dân vô tình hình không thu hoạch được nhưng mà định bao tiêu cho các diện tích đã ký kết với người nông dân. Như vậy ra chúng ta phải thúc đẩy hơn nữa việc phối hợp với các địa phương để tháo gỡ những khó khăn".

Minh Long/VOV1

HH bt bài TTT

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC