Khánh Hòa: Tháo gỡ khó khăn thu hút đầu tư vào miền núi
Thứ hai, 07:00, 01/07/2024 Thái Bình /VOV Miền Trung Thái Bình /VOV Miền Trung
VOV4.VOV.VN - Nhiều năm nay, khu vực miền núi tỉnh Khánh Hòa khó khăn trong việc thu hút các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Tỉnh Khánh Hòa đang đề ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, thu hút các dự án đầu tư lớn vào khu vực này, tạo sự đột phá trong phát triển vùng miền núi, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

 

Cụm Công nghiệp Sông Cầu do Công ty Yến Sào Khánh Hòa đầu tư tại huyện Khánh Vĩnh là cụm công nghiệp đầu tiên tại khu vực miền núi của tỉnh Khánh Hòa. Cụm Công nghiệp này rộng hơn 40 héc ta, có vị trí thuận lợi nằm sát Quốc lộ 27C, nối tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Lâm Đồng. Cụm công nghiệp này chia thành 27 lô cùng với nhiều dịch vụ tiện ích đi kèm như: cửa hàng xăng dầu, tổng kho, khu xử lý nước thải, văn phòng. 

Bà Trịnh Thị Hồng Vân, Phó Tổng Giám đốc Công ty Yến Sào Khánh Hòa cho biết, Cụm công nghiệp Sông Cầu được thiết kế dành riêng cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, nông lâm sản, may mặc, sản xuất gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, công nghiệp cơ khí chế tạo... Theo bà Hồng Vân, đưa cụm công nghiệp lên miền núi là giải pháp hữu hiệu trong thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, giảm nghèo cho người dân địa phương. 

"Cụm Công nghiệp Sông Cầu thuận lợi về kết nối giao thông, tạo công ăn việc làm cho người dân miền núi. Hiện, nhân công tại miền núi rất dồi dào, rất cần công việc để làm và họ có sức trẻ. Đây là điều kiện rất thuận cho doanh nghiệp phát triển cụm công nghiệp trên miền núi, tuyển dụng được lao động phổ thông với số lượng lớn".

                                                              - Trịnh Thị Hồng Vân

Phó TGĐ Công ty Yến Sào Khánh Hòa

2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó, với thế mạnh rừng - thác - suối - hồ, các huyện này có nhiều cơ hội phát triển du lịch sinh thái.

Tuy nhiên, thời gian qua, những tiềm năng, lợi thế này chưa được phát huy triệt để nhằm tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Cả 2 huyện miền núi này vẫn chưa có các dự án đủ lớn để tạo ra cú hích cho phát triển kinh tế toàn vùng.

Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa đang kêu gọi 28 dự án đầu tư vào 2 huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, đặc biệt là các dự án tập trung vào phát triển du lịch sinh thái, đô thị, công nghiệp chế biến thực phẩm... Ông Văn Ngọc Hường, Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh cho biết, điều kiện phát triển của huyện đang rất thuận lợi, từ trung tâm huyện về điểm kết nối cao tốc Bắc- Nam Vân Phong- Nha Trang chỉ 10 km. Cũng theo ông Hường, từ trung tâm huyện Khánh Vĩnh lên Đà Lạt qua tuyến đường Lâm Đồng- Khánh Lê cũng chỉ mất chừng 2h xe chạy, nông sản từ Khánh Vĩnh đi Nha Trang hoặc đi Đà Lạt đều có kết nối rất tốt.

Tuy nhiên, tại nhiều địa bàn miền núi khác không thuận tiện được như Khánh Vĩnh.

Theo nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại khu vực miền núi tỉnh Khánh Hòa, họ còn gặp khó khăn về đất đai, thiếu quỹ đất sạch.

Các vị trí đề xuất dự án thường bị chồng lấn với đất rừng, đất sản xuất của người dân. Hệ thống giao thông chưa đồng bộ cũng là một trong những trở ngại trong thu hút đầu tư.

Bà Nguyễn Thị Thanh, xã Ba Cụm Bắc, huyện Khánh Sơn cho biết, giao thông tại Khánh Sơn chưa thuận lợi để kết nối các địa phương khác.

Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa đã được thông qua, các huyện đang khẩn trương xây dựng quy hoạch địa phương.

Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến Đường tỉnh 656, kết nối với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận dài 56,7 km đã được khởi công, phá thế độc đạo, khó khăn về giao thông đối với Khánh Sơn. Dự án có tổng mức đầu tư 1.930 tỷ đồng, từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Ông Nguyễn Văn Dần, Giám đốc Sở Giao thông- Vận tải tỉnh Khánh Hòa cho biết, năm nay, dự án được bố trí 500 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Khánh Hòa đang khẩn trương lựa chọn nhà thầu, đẩy nhanh tiến độ thi công./.

Thái Bình /VOV Miền Trung

Viết bình luận

Tin liên quan

Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành sẽ mở ra không gian phát triển mới cho 2 vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành sẽ mở ra không gian phát triển mới cho 2 vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

VOV4.VOV.VN - Với chiều dài 128,8km, số vốn hơn 25.500 tỷ đồng, cao tốc Gia Nghĩa- Chơn Thành khởi công năm 2024, dự kiến hoàn thành vào năm 2027 sẽ giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, tạo không gian phát triển mới, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Công Bắc, Phóng viên Đài TNVN tại Tây Nguyên có cuộc phỏng vấn ông Ngô Thanh Danh, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông về những vấn đề liên quan.

Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành sẽ mở ra không gian phát triển mới cho 2 vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành sẽ mở ra không gian phát triển mới cho 2 vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

VOV4.VOV.VN - Với chiều dài 128,8km, số vốn hơn 25.500 tỷ đồng, cao tốc Gia Nghĩa- Chơn Thành khởi công năm 2024, dự kiến hoàn thành vào năm 2027 sẽ giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, tạo không gian phát triển mới, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Công Bắc, Phóng viên Đài TNVN tại Tây Nguyên có cuộc phỏng vấn ông Ngô Thanh Danh, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông về những vấn đề liên quan.

Ý Đảng hợp lòng dân, buôn làng sẵn sàng nhường đất làm cao tốc
Ý Đảng hợp lòng dân, buôn làng sẵn sàng nhường đất làm cao tốc

VOV4.VOV.VN - Cao tốc Khánh Hoà – Buôn Ma Thuột là cao tốc đầu tiên triển khai ở Tây Nguyên nối rừng với biển. Để dự án thi công đúng tiến độ, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương tại tỉnh Đắk Lắk đã vào cuộc quyết liệt, tuyên truyền vận động, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân.

Ý Đảng hợp lòng dân, buôn làng sẵn sàng nhường đất làm cao tốc

Ý Đảng hợp lòng dân, buôn làng sẵn sàng nhường đất làm cao tốc

VOV4.VOV.VN - Cao tốc Khánh Hoà – Buôn Ma Thuột là cao tốc đầu tiên triển khai ở Tây Nguyên nối rừng với biển. Để dự án thi công đúng tiến độ, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương tại tỉnh Đắk Lắk đã vào cuộc quyết liệt, tuyên truyền vận động, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC