Đề án 1 triệu hecta lúa tại Cần Thơ sẽ nâng cao đời sống, thu nhập của người dân
Thứ tư, 08:27, 10/07/2024 Phạm Hải/VOV-ĐBSCL Phạm Hải/VOV-ĐBSCL
VOV4.VOV.VN - Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” được triển khai tại 12 tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL. Mục tiêu của đề án sẽ tăng tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ, giảm thất thoát sau thu hoạch, 100% rơm được thu gom khỏi đồng ruộng và được tái sử dụng. Điều quan trọng là giảm lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống và nâng cao thu nhập cho hàng triệu hộ dân. Với các mục tiêu cụ thể, Cần Thơ sẽ tham gia đề án với diện tích 50.000 hecta tại các huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh và Thới Lai, đây là những địa phương trọng điểm về sản xuất lúa gạo của Cần Thơ.

 

 

Hàng năm Cần Thơ sản xuất 3 vụ lúa với sản lượng hơn 1,3 triệu tấn lúa. Tuy nhiên, việc sản xuất lúa gạo theo phương thức truyền thống đã làm tăng chi phí sản xuất đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Chính vì vậy, việc Cần Thơ tham gia đề án sẽ giúp người dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập và tạo dựng thương hiệu gạo sạch, góp phần khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam. 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ, thành phố xây dựng vùng sản xuất chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL tại huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh và Thới Lai với tổng diện tích 50.000 hecta.

Ông Nguyễn Văn Sử, Giám đốc Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ cho biết, việc triển khai đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp mang lại ý nghĩa lớn đối với Cần Thơ cũng như các địa phương trong vùng ĐBSCL. Thành ủy, UBND thành đã chỉ đạo ngành nông nghiệp triển khai thực hiện đề án trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Đây là việc làm hết sức ý nghĩa đối với lĩnh vực nông nghiệp.

Để thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa, Cần Thơ sẽ lấy kết quả của dự án “Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam” (VnSAT) làm nền tảng ban đầu. Cho đến nay, những diện tích tham gia dự án VnSAT trên địa bàn Cần Thơ đã tập trung cơ cấu giống theo hướng chất lượng cao, đặc sản gần 100%; lượng giống gieo sạ được người dân giảm đáng kể, có những vụ chưa tới 60/kg/hecta. Về vấn đề phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng có nguồn gốc sinh học chiếm đến 50%.

Hiện những diện tích lúa mà Cần Thơ đăng ký tham gia vào đề án 1 triệu hecta trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai cũng đã áp dụng tưới ngập khô xen kẽ đạt khoảng 75% diện tích. Ngoài ra, đã có 34 tổ hợp tác của nông dân được thành lập, liên kết với 8 doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ được gần 26.000 hecta lúa. Bên cạnh đó, các khâu cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch đều đạt từ 90 đến 100%. Đặc biệt, Cần Thơ có đến 30% cánh đồng đã sử dụng máy bay không người lái áp dụng vào phun thuốc, bón phân, gieo sạ.

Ông Nguyễn Hữu Tín, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Vĩnh Thạnh chia sẻ, đề án được người dân đánh giá cao khi giảm chi phí đầu vào, tăng thu nhập của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

"Một triệu hecta lúa chất lượng cao, an toàn đó thì đối với Vĩnh Thạnh cũng có tham gia. Như vậy thì đối với Hội nông dân chúng tôi thì rất là quan tâm đến chất lượng và sản lượng. Vì vậy, thì khi mà nông dân có hợp đồng với các công ty theo cái yêu cầu sản xuất thì chúng tôi tăng cường công tác tuyên truyền, vận động làm sao cho mỗi hội viên, nông dân khi tham gia hợp đồng bao tiêu theo chuỗi giá trị cũng như theo quy trình của hai bên thì thực hiện đúng quy trình, để làm sao đảm bảo chất lượng sản phẩm, cũng như trong thu hoạch để hai bên cùng nhau có lợi".

- Ông Nguyễn Hữu Tín

Cần Thơ cũng đã nhận ra những thách thức khi thực hiện đề án 1 triệu hecta. Theo đó, giai đoạn 1 từ năm 2024 đến hết năm 2025 Cần Thơ tập trung củng cố, duy trì các hoạt động sản xuất hiệu quả trên diện tích khoảng 38.000 hecta với 25 xã tham gia và hỗ trợ phát triển 34 hợp tác xã. Giai đoạn 2 từ năm 2026 đến 2030 sẽ tập trung đầu tư cho các khu vực trọng tâm và đạt 50.000ha theo kế hoạch.

Để phục vụ cho đề án, Cần Thơ sẽ tiến hành nạo vét kênh mương, xây dựng thêm trạm bơm điện, xây mới cầu và mở rộng đường giao thông nông thôn để phục vụ hạ tầng kỹ thuật của đề án.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, về cam kết của thành phố trong thực hiện đề án, Thành phố sẽ nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi. Phấn đấu đến năm 2025 xây dựng được vùng sản xuất lúa chuyên canh chất lượng cao với quy mô 38.000ha, đến giai đoạn 2026-2030 đạt 50.000ha theo kế hoạch.

Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác, hình thành, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Đề án đưa ra mục tiêu giảm 30% chi phí đầu vào, góp phần giảm chi phí sản xuất lúa cho các nông hộ ở ĐBSCL khoảng 9.500 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận của người trồng lúa cũng tăng lên 50%; góp phần giảm 10% lượng khí nhà kính phát thải.

"Trong cái quy trình của đề án 1 triệu hecta này chúng ta có nhiều cái từ khóa chúng ta phải giải quyết. Một là chất lượng cao, tức là đồng bộ hóa tất cả các cái công nghệ mà làm sao cho cái chi phí sản xuất chúng ta giảm xuống. Vấn đề thứ hai, đó là chúng ta làm sao phải làm giảm phát thải, muốn phát thải thấp thì các cái yếu tố buộc là chúng ta phải giảm lượng giống gieo sạ, hai là chúng ta phải tưới ngập khô xen kẽ và ba là chúng ta phải xử lý được rơm rạ, di chuyển rơm đi khỏi đồng ruộng và chúng ta làm công việc khác. Và vấn đề thứ ba nữa chúng ta phải tăng trưởng xanh, chúng ta gọi là nông nghiệp tuần hoàn, hay là kinh tế tuần hoàn giảm đi tất cả những yếu tố gây tác động cho cái sản xuất này"

- Ông Lê Thanh Tùng.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT cho biết, đề án sẽ tổ chức lại ngành hàng lúa gạo ở ĐBSCL, nòng cốt của đề án là hình thành những hợp tác xã, những tổ chức nông dân liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp để tiêu thụ lúa gạo bền vững, nâng cao thu nhập cho người nông dân và đây cũng là mục tiêu của đề án hướng đến. Muốn đề án thành công thì cần sự chung tay của người dân, doanh nghiệp, chính quyền địa phương cùng đồng hành để thực hiện.

ĐBSCL là vùng sản xuất lúa gạo chính của Việt Nam với sản lượng lúa luôn ổn định ở mức 24 - 25 triệu tấn/năm, chiếm trên 50% sản lượng lúa và 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Việc triển khai đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp sẽ mang lại ý nghĩa rất lớn khi hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn, bảo đảm chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Theo tính toán của Bộ Nông và Phát triển nông thôn, để thực hiện đề án một triệu hecta lúa ở ĐBSCL từ nay đến năm 2030 dự kiến cần khoảng 2,7 tỷ USD./.

Phạm Hải/VOV-ĐBSCL

Viết bình luận

Tin liên quan

Khẩn thiết thúc đẩy chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản ĐBSCL
Khẩn thiết thúc đẩy chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản ĐBSCL

VOV4.VOV.VN: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, thời gian qua, hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản ở khu vực này đang đứng trước thách thức và cơ hội rất lớn để chuyển đổi mở rộng quy mô cơ cấu, gia nhập thị trường, hội nhập sâu rộng với quốc tế.

Khẩn thiết thúc đẩy chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản ĐBSCL

Khẩn thiết thúc đẩy chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản ĐBSCL

VOV4.VOV.VN: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, thời gian qua, hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản ở khu vực này đang đứng trước thách thức và cơ hội rất lớn để chuyển đổi mở rộng quy mô cơ cấu, gia nhập thị trường, hội nhập sâu rộng với quốc tế.

ĐBSCL Nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản để xuất khẩu  bền vững
ĐBSCL Nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản để xuất khẩu bền vững

VOV4.VOV.VN - Để các loại nông sản của vùng “xuất ngoại” bền vững, bà con nông dân và các doanh nghiệp ở ĐBSCL đang triển khai nhiều biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sản xuất theo quy trình, quy định của phía đối tác.

ĐBSCL Nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản để xuất khẩu  bền vững

ĐBSCL Nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản để xuất khẩu bền vững

VOV4.VOV.VN - Để các loại nông sản của vùng “xuất ngoại” bền vững, bà con nông dân và các doanh nghiệp ở ĐBSCL đang triển khai nhiều biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sản xuất theo quy trình, quy định của phía đối tác.

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa vùng ĐBSCL
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa vùng ĐBSCL

VOV4.VOV.VN - ĐBSCL được xác định là 1 trong 7 vùng du lịch trọng điểm của cả nước. Hiện nay, ở các địa phương có đông đồng bào dân tộc trong vùng cũng đang đẩy mạnh việc xúc tiến phát triển du lịch gắn với quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào Khơ me Nam Bộ. (CT Dân tộc và phát triển ngày 19/1/2023)

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa vùng ĐBSCL

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa vùng ĐBSCL

VOV4.VOV.VN - ĐBSCL được xác định là 1 trong 7 vùng du lịch trọng điểm của cả nước. Hiện nay, ở các địa phương có đông đồng bào dân tộc trong vùng cũng đang đẩy mạnh việc xúc tiến phát triển du lịch gắn với quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào Khơ me Nam Bộ. (CT Dân tộc và phát triển ngày 19/1/2023)

Anh nông dân Khmer thu nhập tiền tỷ từ kinh doanh lúa gạo
Anh nông dân Khmer thu nhập tiền tỷ từ kinh doanh lúa gạo

VOV4.VOV.VN - Anh Thạch Thi, 45 tuổi, người dân tộc Khmer ở thị trấn Hưng Lợi, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng sở hữu 13 ha đất ruộng, một nhà máy sấy lúa hiện đại, nhiều trọng tải lớn thu mua lúa hàng ngàn tấn mỗi năm…. với tổng thu nhập kiếm được hàng tỷ đồng.

Anh nông dân Khmer thu nhập tiền tỷ từ kinh doanh lúa gạo

Anh nông dân Khmer thu nhập tiền tỷ từ kinh doanh lúa gạo

VOV4.VOV.VN - Anh Thạch Thi, 45 tuổi, người dân tộc Khmer ở thị trấn Hưng Lợi, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng sở hữu 13 ha đất ruộng, một nhà máy sấy lúa hiện đại, nhiều trọng tải lớn thu mua lúa hàng ngàn tấn mỗi năm…. với tổng thu nhập kiếm được hàng tỷ đồng.

 Xóa đói giảm nghèo từ thương hiệu “gạo Phú Thiện”
Xóa đói giảm nghèo từ thương hiệu “gạo Phú Thiện”

VOV4.VOV.VN - Huyện Phú Thiện là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, là vựa lúa lớn nhất gắn với thương hiệu gạo đầu tiên của tỉnh Gia Lai. Bắt đầu từ Nghị quyết 05 - NQ/HU năm 2012 của Huyện ủy Phú Thiện, đến nay, sau hơn 10 năm triển khai xây dựng thương hiệu lúa gạo, Phú Thiện đã có những cánh đồng lớn, sản xuất cơ giới hóa, đem lại đời sống ấm no cho bà con các thôn làng.

 Xóa đói giảm nghèo từ thương hiệu “gạo Phú Thiện”

Xóa đói giảm nghèo từ thương hiệu “gạo Phú Thiện”

VOV4.VOV.VN - Huyện Phú Thiện là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, là vựa lúa lớn nhất gắn với thương hiệu gạo đầu tiên của tỉnh Gia Lai. Bắt đầu từ Nghị quyết 05 - NQ/HU năm 2012 của Huyện ủy Phú Thiện, đến nay, sau hơn 10 năm triển khai xây dựng thương hiệu lúa gạo, Phú Thiện đã có những cánh đồng lớn, sản xuất cơ giới hóa, đem lại đời sống ấm no cho bà con các thôn làng.

Công nhận Nghề làm bột gạo Sa Đéc là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Công nhận Nghề làm bột gạo Sa Đéc là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV4.VOV.VN - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định đưa Nghề làm bột gạo Sa Đéc ở xã Tân Phú Đông và Phường 2, thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Nghề thủ công truyền thống, Tri thức dân gian.

Công nhận Nghề làm bột gạo Sa Đéc là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Công nhận Nghề làm bột gạo Sa Đéc là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV4.VOV.VN - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định đưa Nghề làm bột gạo Sa Đéc ở xã Tân Phú Đông và Phường 2, thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Nghề thủ công truyền thống, Tri thức dân gian.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC