Tai biến mạch máu não đã 15 năm nay, hàng tháng ông Nông Văn Hình (trú tại xã Vân An, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) đều phải ra Trung tâm y tế huyện hoặc tỉnh để khám, nhận thuốc định kỳ. Nhưng giờ đây, thay vì phải đi xa hơn 20km, ông Hình có thể đến ngay Trạm Y tế xã để khám bệnh bởi ở đây có đầy đủ y bác sĩ, thuốc men với cơ sở vật chất mới được đầu tư đồng bộ, khang trang.
Tại huyện Cao Lộc, những ngày này các nhà thầu thi công cũng đang nỗ lực huy động thiết bị, máy móc cùng nhân công để đưa dự án xây mới, cải tạo, nâng cấp Trung tâm y tế huyện về đích đúng tiến độ. Bác sĩ Chu Đình Quế, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Cao Lộc cho biết: Được xây dựng từ hơn 20 năm trước, công trình đã xuống cấp nhiều hạng mục, không gian chật hẹp, ẩm thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác khám, chữa bệnh.
Hiện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn và UBND các huyện, thành phố được giao triển khai xây mới, cải tạo 3 trung tâm y tế tuyến huyện và 50 trạm y tế tuyến xã với tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng. Đến thời điểm này, nhiều công trình đã được xây dựng hoàn chỉnh, bàn giao đưa vào sử dụng.
Ông Nguyễn Mạnh Đức, Trưởng Phòng Quản lý dự án 2, BQL dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn cho biết, các công trình khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ đáp ứng nhu cầu phục vụ khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn, đẩy mạnh các công tác chuyên môn trong lĩnh vực y tế, từng bước nâng cấp số giường bệnh, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và dịch vụ kỹ thuật hiện đại về khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội theo mục tiêu chung của tỉnh Lạng Sơn.
Việc tập trung nguồn lực đầu tư, nâng cấp nhiều trung tâm y tế trên địa bàn đã giúp tỉnh Lạng Sơn dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng y tế đồng bộ, hiện đại, giúp địa phương hoàn thành bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã. Địa phương cũng đang tổng kiểm tra rà soát lại tất cả trạm y tế tuyến xã về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, cán bộ y tế, để kịp thời bổ sung, nâng cấp, đặc biệt là các trạm ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới… qua đó góp phần nâng cao năng lực điều trị, chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân./.
Viết bình luận
Tin liên quan
Bình Định ưu tiên đầu tư hạ tầng miền núi, phát triển kinh tế
VOV4.VOV.VN - Huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định đang tập trung thực các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Địa phương ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, giúp người dân miền núi thuận tiện đi lại, buôn bán nông sản, nâng cao đời sống.
Bình Định ưu tiên đầu tư hạ tầng miền núi, phát triển kinh tế
VOV4.VOV.VN - Huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định đang tập trung thực các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Địa phương ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, giúp người dân miền núi thuận tiện đi lại, buôn bán nông sản, nâng cao đời sống.
Biên phòng Quảng Nam giúp dân vùng biên giới phát triển kinh tế hộ gia đình
VOV4.VOV.VN - Các Đồn Biên phòng trên tuyến biên giới tỉnh Quảng Nam vừa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, vừa phối hợp với chính quyền địa phương giúp đỡ đồng bào Cơ Tu vùng biên giới phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Biên phòng Quảng Nam giúp dân vùng biên giới phát triển kinh tế hộ gia đình
VOV4.VOV.VN - Các Đồn Biên phòng trên tuyến biên giới tỉnh Quảng Nam vừa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, vừa phối hợp với chính quyền địa phương giúp đỡ đồng bào Cơ Tu vùng biên giới phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Phát huy vai trò cán bộ y tế cơ sở vùng cao
VOV4.VOV.VN - Bắc Kạn là tỉnh miền núi có gần 90% dân số là người dân tộc thiểu số, tỉ lệ hộ nghèo cao. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các cán bộ y tế tuyến cơ sở, công tác chăm lo cho trẻ em các bản làng đã được chú trọng, nâng cao, từng bước cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cũng như hạn chế các bệnh thường gặp ở trẻ.
Phát huy vai trò cán bộ y tế cơ sở vùng cao
VOV4.VOV.VN - Bắc Kạn là tỉnh miền núi có gần 90% dân số là người dân tộc thiểu số, tỉ lệ hộ nghèo cao. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các cán bộ y tế tuyến cơ sở, công tác chăm lo cho trẻ em các bản làng đã được chú trọng, nâng cao, từng bước cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cũng như hạn chế các bệnh thường gặp ở trẻ.