Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành sẽ mở ra không gian phát triển mới cho 2 vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
Thứ bảy, 06:50, 29/06/2024 Công Bắc/VOV Tây Nguyên Công Bắc/VOV Tây Nguyên
VOV4.VOV.VN - Với chiều dài 128,8km, số vốn hơn 25.500 tỷ đồng, cao tốc Gia Nghĩa- Chơn Thành khởi công năm 2024, dự kiến hoàn thành vào năm 2027 sẽ giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, tạo không gian phát triển mới, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Công Bắc, Phóng viên Đài TNVN tại Tây Nguyên có cuộc phỏng vấn ông Ngô Thanh Danh, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông về những vấn đề liên quan.

 

Sáng 28/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông)- Chơn Thành (Bình Phước) với đa số phiếu tán thành. Đây là thông tin vui với chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Nông nói riêng, khu vực Tây Nguyên nói chung.

Với chiều dài 128,8km, số vốn hơn 25.500 tỷ đồng, cao tốc Gia Nghĩa- Chơn Thành khởi công năm 2024, dự kiến hoàn thành vào năm 2027 sẽ giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, tạo không gian phát triển mới, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Công Bắc, Phóng viên Đài TNVN tại Tây Nguyên có cuộc phỏng vấn ông Ngô Thanh Danh, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông về những vấn đề liên quan.

 

 

Phóng viên: Xin ông cho biết cảm tưởng của mình sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông)- Chơn Thành (Bình Phước)?

Ông Ngô Thanh Danh: Trước hết, thay mặt cho đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc hai tỉnh, rất cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ cũng như các bộ, ngành Trung ương và các vị Đại biểu Quốc hội đã quan tâm, tạo mọi điều kiện để kết nối đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông)- Chơn Thành (Bình Phước). Sự kiện này mở ra một chương mới, không những cho 2 tỉnh mà cho 2 vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Phải nói, con đường này nhân dân rất mong đợi, đây là con đường mơ ước, con đường nghĩa tình. Và cũng phải khẳng định rằng, đây là con đường chiến lược trên tất cả mọi mặt kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và mọi mặt đời sống xã hội. Khi các vị Đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua thì tôi biết rằng nhân dân rất phấn khởi, rất hồ hởi, đây là sự mong mỏi, chờ đợi bấy lâu nay rồi và bây giờ trở thành hiện thực.

Phóng viên: Sau niềm vui sẽ là trách nhiệm, Đắk Nông đã có kế hoạch, chương trình hành động thế nào cho dự án giao thông quan trọng này thưa ông?

Ông Ngô Thanh Danh: Tại tỉnh Đắk Nông, sau khi đã được Chính phủ và Quốc hội đã có ý kiến và thẩm tra, thẩm định, thì chúng tôi đã có những cuộc làm việc. Trước hết họp Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh với quyết tâm rất cao, đặc biệt có sự đồng thuận rất lớn của nhân dân và Hội đồng nhân dân.

Các huyện mà có đường cao tốc đi qua đã chuẩn bị mọi mặt để đáp ứng được các yêu cầu trong nguồn lực tỉnh cho phép. Đắk Nông là một tỉnh khó khăn, trong đó đặc biệt là nguồn lực thì chúng tôi đã dự tính và làm việc với các bộ, ngành, nhất là Bộ GTVT và Uỷ ban Kinh tế thẩm định việc này. Cơ bản là chúng tôi đã đáp ứng được các yêu cầu như Ủy ban Kinh tế đã trao đổi tại cuộc họp vừa rồi.

Phóng viên: Dự án cao tốc Gia Nghĩa- Chơn Thành mới phê duyệt và rất nhiều dự án, công trình đầu tư công trên địa bàn Đắk Nông đã, đang và sẽ bị vướng về pháp lý khi chồng lấn quy hoạch khoáng sản, nhất là bô xít. Sẽ phải tháo gỡ thế nào để triển khai các dự án thưa ông?

Ông Ngô Thanh Danh: Vấn đề này vướng rất nhiều. Không gian phát triển của Đắk Nông bây giờ rất hạn hẹp, vì gần như 6 huyện, thành phố của tỉnh đều có bô xít. Và không những bô xít mà còn ảnh hưởng bởi đất nông lâm trường, đất lâm nghiệp trước đây khiến bây giờ không gian phát triển rất khó. Cho nên khi triển khai, Chính phủ, Quốc hội cũng đã thấy vấn đề này, cũng nêu ra và cũng đã có ý kiến và cho ý kiến tháo gỡ. Thật lòng, chúng tôi thấy vấn đề này cũng rất khó, nhưng mà những quy hoạch này thì chúng tôi chỉ kiến nghị thôi, còn các bộ, ngành, Chính phủ quyết tâm, quyết liệt thì mới tháo gỡ được.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông Ngô Thanh Danh, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông./.

Công Bắc/VOV Tây Nguyên

Viết bình luận

Tin liên quan

Đắk Nông tăng trưởng đứng thứ 2 khu vực Tây Nguyên
Đắk Nông tăng trưởng đứng thứ 2 khu vực Tây Nguyên

VOV4.VOV.VN - Nửa đầu năm nay, kinh tế tỉnh Đắk Nông tăng trưởng trên 5%, đứng thứ hai khu vực Tây Nguyên, nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch và chưa vững chắc do vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Đây là thông tin tại cuộc họp báo về kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2024 do Cục thống kê tỉnh Đắk Nông tổ chức sáng 28/6.

Đắk Nông tăng trưởng đứng thứ 2 khu vực Tây Nguyên

Đắk Nông tăng trưởng đứng thứ 2 khu vực Tây Nguyên

VOV4.VOV.VN - Nửa đầu năm nay, kinh tế tỉnh Đắk Nông tăng trưởng trên 5%, đứng thứ hai khu vực Tây Nguyên, nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch và chưa vững chắc do vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Đây là thông tin tại cuộc họp báo về kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2024 do Cục thống kê tỉnh Đắk Nông tổ chức sáng 28/6.

Say tình đá nước ở lõi công viên địa chất toàn cầu Đăk Nông
Say tình đá nước ở lõi công viên địa chất toàn cầu Đăk Nông

VOV4.VOV.VN - Với hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á, Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông ngày càng thu hút khách du lịch. Nhưng hang động núi lửa mới chỉ là một phần của công viên này. Kỳ quan địa chất ở đây lộ ra theo mỗi bước chân, nhất là khu vực cụm thác Gia Long- Dray Sáp-Dray Nur, giáp ranh Đắk Lắk - Đắk Nông, đá nước hữu tình như đang kể câu chuyện kiến tạo triệu năm của xứ sở này.

Say tình đá nước ở lõi công viên địa chất toàn cầu Đăk Nông

Say tình đá nước ở lõi công viên địa chất toàn cầu Đăk Nông

VOV4.VOV.VN - Với hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á, Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông ngày càng thu hút khách du lịch. Nhưng hang động núi lửa mới chỉ là một phần của công viên này. Kỳ quan địa chất ở đây lộ ra theo mỗi bước chân, nhất là khu vực cụm thác Gia Long- Dray Sáp-Dray Nur, giáp ranh Đắk Lắk - Đắk Nông, đá nước hữu tình như đang kể câu chuyện kiến tạo triệu năm của xứ sở này.

Nông dân Đắk Lắk tăng lợi nhuận từ sản xuất lúa xanh giảm phát thải
Nông dân Đắk Lắk tăng lợi nhuận từ sản xuất lúa xanh giảm phát thải

VOV4.VOV.VN - Với lợi thế đứng đầu khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên về sản xuất lúa, Đắk Lắk đang hướng đến mục tiêu sản xuất xanh, giảm phát thải carbon trong sản xuất để nâng tầm mặt hàng này trở thành thế mạnh của tỉnh. 

Nông dân Đắk Lắk tăng lợi nhuận từ sản xuất lúa xanh giảm phát thải

Nông dân Đắk Lắk tăng lợi nhuận từ sản xuất lúa xanh giảm phát thải

VOV4.VOV.VN - Với lợi thế đứng đầu khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên về sản xuất lúa, Đắk Lắk đang hướng đến mục tiêu sản xuất xanh, giảm phát thải carbon trong sản xuất để nâng tầm mặt hàng này trở thành thế mạnh của tỉnh. 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC