(VOV) - Được thành lập vào năm 1991 với số vốn hơn 50 triệu đồng, đến nay, trại mộc của ông Sa Liêm đã được trang bị với nhiều máy móc hiện đại. Sản phẩm của trại mộc này được nhiều khách hàng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và nước bạn Campuchia biết đến.
Ông Sa Liêm là người thợ học nghề lâu năm. Ông đã mở trại mộc ở quê (xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang). Ban đầu,
ông chỉ nhận đóng tủ, bàn, ghế đơn giản cho bà con để lấy
công làm lời và nâng cao tay nghề. Sau một thời gian “tiếng lành đồn xa”, sản
phẩm của ông được nhiều người biết và tìm đến mua. Bởi lẽ, ông làm gỗ nào
nói gỗ đó, giá cả phải chăng, hợp lý.
Ông Sa Liêm cho biết thấy mình là người Chăm, những năm qua, chính quyền địa phương luôn ủng hộ, giới thiệu khách hàng là cán bộ ở các xã lân cận đến đặt hàng. Bình quân mỗi tháng, xưởng mộc của ông xuất bán 70 sản phẩm, chủ yếu là giường, tủ, bàn ghế các loại, khuôn bao cửa, trần nhà...
- “Thời gian qua, tôi có nhiều khách hàng ở nhiều nơi. Họ xây nhà cao tầng, đặt tôi làm bếp, tủ, gường, bàn ghế theo mẫu mã của họ. Nhờ đó kinh tế gia đình tôi đỡ hơn, tôi trả nợ cho nhà nước được một ít, và tích lũy một ít để mở rộng việc sản xuất.
Những sản phẩm mộc do ông Sa Liêm làm ra
Theo
ông Sa Liêm, nghề mộc không chỉ đòi hỏi đôi tay khéo léo, óc sáng tạo mà còn phải
chịu khó tìm những mẫu mã mới, nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường. Nguyên liệu phải bền, bảo đảm chất lượng mới tạo dựng được uy tín với khách
hàng. Hiện nay, xưởng mộc của ông đã giải quyết việc làm cho nhiều thanh niên địa
phương với mức lương tương đối ổn định.
Theo anh Đoàn Thanh Việt, Trưởng phòng Dân tộc huyện An Phú, đến nay, kinh tế gia đình ông Sa Liêm đã ổn định hơn. 2 con trai lớn của ông tiếp tục nối nghiệp cha. Chính quyền địa phương luôn đồng hành cùng ông Sa Liêm và cộng đồng người Chăm:
- Trong quá trình sản xuất của ông Sa Liêm, địa phương rất quan tâm, giới thiệu cho vốn vay (Quỹ quốc gia giải quyết việc làm) và Ngân hàng Chính sách cũng giải quyết nhu cầu này. Hàng tháng, xưởng mộc của ông đã giải quyết việc làm cho 5-10 lao động với mức lương 7-8 triệu/tháng.
Hiện nay, cơ ngơi của ông Sa Liêm trị giá trên 2 tỷ đồng, doanh thu và lợi nhuận từ xưởng mộc của ông không ngừng tăng lên. Ông Sa Liêm luôn sẵn lòng truyền dạy nghề mộc cho con em người Chăm để có cơ hội làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Ha Ni Pha/VOV-TPHCM
Viết bình luận