Toàn tỉnh Cà Mau có khoảng 36.000 ha đất chuyên canh lúa hai vụ - Ảnh: VOV
Vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời trở thành “rốn lúa”của tỉnh với diện tích lúa chuyên canh khoảng 26.000 ha - Ảnh: VOV
Mùa mưa bà con nơi đây có thể vận chuyển hàng hóa nói chung, lúa nói riêng bằng đường thủy. Nhưng trong mùa khô, toàn hệ thống kênh thủy lợi vùng ngọt bị cạn kiệt. Mực nước trong vùng ngọt và ngoài vùng mặn chênh lệch được thể hiện rõ tại các cống ngăn mặn.
Mùa khô gay gắt năm nay đến sớm, thời điểm thu hoạch lúa Đông Xuân (trước và sau Tết Nguyên đán) các ghe vận chuyển lúa cỡ nhỏ đã không thể hoạt động - Ảnh: VOV
Vụ thu hoạch lúa Đông - Xuân cũng là thời điểm bắt đầu mùa khô hạn ở Cà Mau. Toàn bộ kênh thủy lợi bị kiệt nước nên người dân không thể vận chuyển lúa bằng đường thủy. Bởi vậy, xe gắn máy trở thành phương tiện vận chuyển hiệu quả nhất.
Nghề tải lúa trở thành “nghề hot” tại vùng ngọt của tỉnh Cà Mau - Ảnh: VOV
Những người làm nghề họ tập hợp thành nhóm để thuận tiện cho công việc - Ảnh: VOV
Khi thương lái ở các tỉnh thành vùng trên như: Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang về thu mua lúa, nhóm trưởng sẽ đứng ra nhận “mối” và huy động anh em vận chuyển - Ảnh: VOV
Công việc của họ gồm 2 bước: dùng xe máy chở lúa ra và đưa lúa từ trên bờ xuống ghe, rồi thay nhau thực hiện các công đoạn và mỗi tấn lúa được thương lái trả từ 200 ngàn – 500 ngàn đồng tùy đoạn đường gần hay xa.
Bình thường mỗi nhóm người hành nghề tải lúa có thể vận chuyển trên dưới 20 tấn lúa/ngày - Ảnh: VOV .
Đây là công việc mang tính chất thời vụ nên đa số người làm là nông dân địa phương, họ kiếm thêm được nguồn thu nhập đáng kể - Ảnh: VOV
Sau khi trừ các chi phí, mỗi lao động có nguồn thu 400 ngàn – 500 ngàn đồng/ngày, tùy nguồn hàng nhiều hay ít - Ảnh: VOV
Khi vào cao điểm họ làm cả ban đêm, mỗi người có thể thu được 1 triệu đồng/ngày - Ảnh: VOV
Do vận chuyển khó khăn, nên giá lúa tại Cà Mau luôn thấp hơn các tỉnh vùng trên - Ảnh: VOV
Trần Hiếu/VOV ĐB Sông Cửu Long
Viết bình luận