Vài năm trở lại đây, sâm Ngọc Linh được xem là quốc bảo, có giá trị kinh tế cao nhưng từ hàng chục năm trước đồng bào Xê Đăng đã xem loài dược liệu này là một phần không thể thiếu trong đời sống. Ít có nơi đâu mà mỗi dịp cúng đất, sinh nhật hay sinh con… người dân địa phương lại tặng nhau món quà đặc biệt là cây sâm Ngọc Linh. Nhiều chủ vườn còn trả công cho người trồng bằng chính cây sâm Ngọc Linh giống.
Các Đảng viên tại địa phương còn cùng nhau xây dựng vườn sâm Ngọc Linh chung của Chi bộ địa phương. Ở thôn 2, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, ngoài nghề “gieo chữ” nơi rẻo cao, thầy giáo, Đảng viên Đinh Văn Đu, còn dành hàng chục năm với nhiều tâm huyết để phát triển cây sâm Ngọc Linh.
Ngọc Linh chung của Chi bộ địa phương. Ở thôn 2, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, ngoài nghề “gieo chữ” nơi rẻo cao, thầy giáo, Đảng viên Đinh Văn Đu : Gia đình nào có thì góp vào năm nay mấy cây, năm sau mấy cây sâm rồi chia đều cho mỗi người để cùng bảo vệ và chăm sóc cây sâm Ngọc Linh. Vườn sâm Chi bộ để con cháu mình sau này hiểu mà bảo vệ cây sâm Ngọc Linh vào bảo vệ
Chi bộ thôn 2 có số lượng đảng viên đông nhất xã Trà Linh, huyện Nam Trà My với gần 40 đảng viên. Từ năm 2010, Chi bộ thôn 2 xây dựng Nghị quyết về phát triển cây sâm Ngọc Linh gắn với bảo vệ rừng. Năm 2010, khi triển khai ý tưởng xây dựng vườn sâm Chi bộ, mỗi Đảng viên tự nguyện đóng góp hạt giống, cây giống và công sức. Gần 40 Đảng viên cùng nhau ươm hạt, chia nhau chăm sóc, bảo vệ không cho chim, chuột phá hoại…
Các đảng viên ở thôn 2, xã Trà Linh nhau chăm sóc, bảo vệ vườn sâm Chi bộ
Hơn 10 năm chăm sóc, luống sâm nhỏ giờ đã phát triển thành vườn sâm với hơn 1 ngàn cây sâm Ngọc Linh, giá trị hàng trăm triệu đồng. Cũng nhờ vườn sâm giống này mà nhiều người phát triển được vườn sâm riêng, vươn lên phát triển kinh tế gia đình.
Ông Hồ Văn Thiết, Bí thư Chi bộ thôn 2, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My cho biết, bà con nâng cao nhận thức về phát triển cây sâm Ngọc Linh, hầu hết các hộ dân tại thôn 2 đều trồng sâm, diện tích tăng dần theo từng năm. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thôn giảm đáng kể, đời sống bà con hiện rất ổn định, con cái được học hành bài bản.
Xã Trà Linh, huyện Nam Trà My có 7 chi bộ với hơn 180 đảng viên. Đến nay đã có gần 10 vườn sâm Chi bộ được hình thành trong những năm qua. Nhiều người dân trên đỉnh Ngọc Linh nhờ nguồn giống và nguồn quỹ từ vườn sâm Chi bộ đã vươn lên thoát nghèo, trở thành tỷ phú. Có thời điểm giá trị sâm Ngọc Linh rất cao, nhưng người dân địa phương không chạy theo lợi nhuận trước mắt mà bán tháo.
Nhiều hộ dân đã trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh.
Ông Hồ Văn Bút, Bí thư Đảng ủy xã Trà Linh, huyện Nam Trà My cho biết, trong tổ Đảng, trong Chi Bộ , những Đảng viên trồng sâm khá giả thì giúp các Đảng viên khó khăn hơn làm giống, củ sâm Ngọc Linh thì đem bán rồi chia nhau, gây quỹ để tổ chức sinh hoạt, gặp mặt hay giúp đỡ những Đảng viên đau ốm, già yếu. Đảng viên phải đi đầu, làm trước cho nhân dân học hỏi theo để nhân rộng các mô hình, cùng giúp nhau phát triển kinh tế xã hội.
Tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, các Chi bộ Đảng, tổ Đảng ở đều tổ chức nhiều hoạt động, mô hình kinh tế thiết thực để giúp nhau thoát nghèo. Nhiều nhiệm kỳ, Đảng bộ huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam ban hành các Nghị quyết về giảm nghèo bền vững. Mỗi năm, Đảng bộ huyện mời Bí thư Chi bộ thôn và các Đảng viên là chủ các mô hình kinh tế hiệu quả trên địa bàn gặp mặt để trao đổi kinh nghiệm về cách làm hay, kêu gọi Đảng viên phát huy tinh thần nêu gương, cùng cấp ủy, chính quyền và người dân vực dậy đời sống, kinh tế nơi vùng cao còn nhiều khó khăn.
Những Đảng viên của những Chi bộ trên đỉnh Ngọc Linh luôn là những hạt nhân xung kích, đi đầu với cách làm thiết thực, từng bước lan tỏa và giúp người dân địa phương hiểu được giá trị cốt lõi từ chủ trương phát triển cây sâm Ngọc Linh dưới tán rừng.
Ảnh minh họa- Nguồn: Internet
Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết, cCác Đảng viên về tận nơi để hướng dẫn người dân trồng sâm, chia nhau canh gác, chăm sóc vườn sâm chung của Chi bộ. Cuối năm, thành quả thu được là mỗi Đảng viên có được từ 25 đến 50 triệu, vừa có nguồn lực để tổ chức sinh hoạt Chi bộ, vừa đem lại thu nhập cao cho người dân.
Mô hình này theo đã và đang tồn tại trong người dân dưới chân núi Ngọc Linh. Những đảng viên bảo tồn vườn sâm Chi bộ nhằm tuyên truyền cho các bạn trẻ và người dân địa phương về câu chuyện trồng sâm Ngọc linh dưới tán rừng, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ rừng./.
Long Phi/ VOV miền Trung
Viết bình luận