Đã hơn 7 năm sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm phục vụ sản xuất trên diện tích 2,4 ha, nhưng với mô hình ứng dụng công nghệ cao tưới nước tiết kiệm, ông Hùng Ky, nông dân xã An Hải, thấy việc lấy nước cho cây trồng thuận lợi hơn.
Dù ở bất kỳ nơi đâu, chỉ cần có điện thoại và gởi tin nhắn, hệ thống nước tưới của gia đình ông tự động phun mưa, tránh thất thoát nước và lãng phí như trước đây. Khi hệ thống có sự cố, ngay lập tức điện thoại sẽ báo tin nhắn cho ông Hùng Ky biết để có cách khắc phục:
“Có thể tôi đi đâu không có ở nhà, chỉ bấm điện thoại cũng tưới nước được. Nó tự đo độ ẩm dưới đất, khi đủ nước, tự ngắt luôn. Khi mô tơ có sự cố thì nó tự báo lại cho mình biết qua điện thoại để về xử lí. Cái này rất hiệu quả, rất thông minh cho nông nghiệp” - ông Ky nói.
Tưới nước tiết kiệm bằng điện thoại. Ảnh: baoninhthuan.com.vn
Mô hình tưới nước tiết kiệm ứng dụng công nghệ cao được Hội nông dân tỉnh Ninh Thuận và Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận thử nghiệm từ tháng 7 năm 2017. Ưu điểm lớn nhất của hệ thống này là tiết kiệm chi phí, tiện lợi cho người nông dân và nhờ bộ cảm biến nên đo được độ ẩm của đất.
Khi tưới đủ nước, hệ thống tự ngắt để tránh việc lãng phí nước của người dân. Cách sử dụng rất đơn giản, bà con nông dân chỉ cần gởi một tin nhắn điện thoại là có thể tưới hoặc tắt hệ thống bơm nước. Thạc sỹ Nguyễn Phan Anh Quốc, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận, cho biết:
“Về tính năng, nó tạo tiện lợi cho người nông dân. Không phải đi trực tiếp từng vị trí để mở van. Cái thứ hai là giám sát được lượng nước tưới, tránh lãng phí nước. Với hệ thống này, chúng tôi sẵn sàng nhân rộng cho các hộ dân khác”.
Tại buổi nghiệm thu và đưa vào sử dụng mô hình ứng dụng công nghệ cao tưới nước tiết kiệm phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhiều nhà khoa học và nông dân ở các địa phương trong tỉnh Ninh Thuận đã đến tham quan hệ thống chạy thử nghiệm.
Theo đánh giá bước đầu, đây là mô hình phù hợp với điều kiện sản xuất của bà con dân tộc Chăm ở địa phương, mở ra triển vọng mới trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để thực hiện mô hình thì cần vốn đầu tư, trong khi điều kiện của người dân chưa đủ đáp ứng.
Ông Kiều Như Bổn, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận, cho biết Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh sẽ giúp nông dân đầu tư ban đầu: “Chúng tôi tiếp tục sẽ nhân rộng mô hình này. Chúng tôi tiếp tục phối hợp với Trường Cao đẳng nghề để hoàn thiện mô hình tốt nhất, chi phí thấp để giúp bà con có điều kiện phát triển”.
Để mô hình này được triển khai rộng rãi trong thời gian tới, nhất là vùng đồng bào Chăm trong tỉnh Ninh
Trước đây, ngành kiểm lâm Ninh Thuận đã triển khai ứng dụng việc quản lý rừng qua điện thoại thông minh thông qua định vị toàn cầu.
CTV Minh Triều-Văn Cảnh
Viết bình luận