Nhận đỡ đầu – nuôi mơ ước
Thứ bảy, 21:24, 01/06/2024 Trường Giang/ VOV- Đông Bắc Trường Giang/ VOV- Đông Bắc
VOV4.VOV.VN - Tại Quảng Ninh, nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, không may mất người nuôi dưỡng đang được các cấp chính quyền, đoàn thể huy động nguồn lực để đỡ đầu chăm sóc cho đến khi đủ 18 tuổi. Chương trình không chỉ chia sẻ phần nào gánh nặng kinh tế cho các gia đình, mà còn giúp các em nuôi dưỡng ước mơ bằng sự quan tâm, chăm sóc tận tâm và chân thành

 

 

Ở lứa tuổi “búp trên cành”, “ăn chưa no, lo chưa tới” nhưng nhiều em nhỏ tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã phải chịu cảnh mồ côi, hoặc cha mẹ bỏ đi, hoặc sức khoẻ yếu không đủ khả năng nuôi dưỡng con cái. Như Nguyễn T.T. (thôn An Biên 2, xã Lê Lợi, TP Hạ Long) có bố mắc vòng tù tội, mẹ bỏ đi,... em ở cùng ông bà nội nhưng ông bà cũng già yếu, lại thêm bệnh nan y đeo đẳng. Nhờ sự chung tay góp sức của cộng đồng, em được nhận đỡ đầu nuôi dưỡng đến năm 18 tuổi. Bà Hoàng Thị Hải, bà nội của em xúc động: "Từ năm ngoái đến nay, các dịp lễ hay tết cháu nhận được nhiều quà, đồ dùng học tập cũng sắm cho cháu đầy đủ. Được cộng đồng quan tâm như vậy thì bà cháu tôi cũng có thêm động lực, mạnh mẽ hơn để nuôi cháu ăn học".

Từ tháng 11/2023, TP Hạ Long phát động Chương trình “Đỡ đầu 120 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” trên địa bàn. Đó là những trẻ mất nguồn nuôi dưỡng, mồ côi một vế, khuyết tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo... MTTQ và các đoàn thể của TP Hạ Long chủ trì, kêu gọi các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp, nhà hảo tâm, nhân dân trong và ngoài thành phố. Các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ủng hộ ngày lương, rồi nhận đỡ đầu từng trường hợp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Đã có 69 tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân nhận đỡ đầu trực tiếp 120 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng cho đến khi các em đủ 18 tuổi, tổng số tiền hỗ trợ mỗi năm hơn 1,4 tỷ đồng.

Quan trọng hơn, thấu hiểu sự thiếu thốn của trẻ, nhiều tổ chức, cá nhân đã tìm đến tận nhà tìm hiểu hoàn cảnh, cùng đồng hành, chia sẻ giống như một thành viên trong gia đình. Sự quan tâm cả về vật chất và tinh thần này sẽ giúp các em có thêm điểm tựa vững chắc, từng bước vươn lên trong học tập và cuộc sống.

Bà Nguyễn Bảo Phương, Giám đốc Trung tâm Hành chính công TP Hạ Long - một trong những đơn vị nhận đỡ đầu trẻ em chia sẻ: "Chúng tôi thấy rằng đây là hoạt động có ý nghĩa, rất nhân văn, phát huy tinh thần tương thân tương ái. Tập thể cán bộ công chức viên chức người lao động cũng rất phấn khởi đồng lòng góp sức với thành phố trong công tác giảm nghèo, an sinh xã hội. Mong rằng hoạt động này sẽ được lan toả rộng rãi, cùng giúp đỡ các cháu có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, trong cuộc sống để trở thành những người công dân có ích".

Tính đến tháng 5/2024, toàn tỉnh Quảng Ninh có hơn 4.500 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (chiếm khoảng 1,3% trẻ em toàn tỉnh), hơn 8.500 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Trong số này có không ít trẻ em khó khăn cần được hỗ trợ nuôi dưỡng. Phát huy cách làm hiệu quả từ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh sẽ triển khai chương trình trên toàn địa bàn với tinh thần “không để sót, không để cháu nào bị bỏ lại phía sau”. 

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh cho biết: "Hiện chúng tôi đang triển khai để các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh rà soát. Đối với những địa phương có điều kiện, đặc biệt là những địa phương tự chủ về tài chính thì có trách nhiệm vận động các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm, nhân dân trên địa bàn trực tiếp giúp đỡ. Còn những địa phương không có điều kiện thì chúng tôi sẽ triển khai cho các sở ban ngành của tỉnh, các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn, các địa phương có điều kiện giúp đỡ".

Năm 2024, MTTQ tỉnh Quảng Ninh phấn đấu triển khai chương trình rộng khắp để 100% trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn được đỡ đầu, được đi học đến khi trưởng thành đủ 18 tuổi. Cùng với huy động nguồn lực trong toàn xã hội, vai trò giám sát cũng sẽ phát huy tối đa để đảm bảo các em nhận hỗ trợ đầy đủ, thiết thực. Những năm qua, Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp thúc đẩy thực hiện các mục tiêu vì trẻ em, ban hành nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ về giáo dục, chăm sóc sức khoẻ với hàng nghìn tỷ đồng từ ngân sách, mỗi năm 20 tỷ đồng xã hội hoá dành cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Với chương trình Đỡ đầu này, những cầu nối yêu thương sẽ tiếp tục đưa những tấm lòng nhân ái đến với trẻ thơ, thắp sáng ước mơ, cùng các em khôn lớn và trưởng thành./.

 

Trường Giang/ VOV- Đông Bắc

Viết bình luận

Tin liên quan

1-6: Nhiều hoạt động chăm sóc trẻ em vùng biên giới
1-6: Nhiều hoạt động chăm sóc trẻ em vùng biên giới

VOV4.VOV.VN: Hướng tới kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6) và Tháng hành động vì trẻ em, với trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc các cháu thiếu niên nhi đồng, các đơn vị bộ đội biên phòng đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực dành cho trẻ em khu vực biên giới.

1-6: Nhiều hoạt động chăm sóc trẻ em vùng biên giới

1-6: Nhiều hoạt động chăm sóc trẻ em vùng biên giới

VOV4.VOV.VN: Hướng tới kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6) và Tháng hành động vì trẻ em, với trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc các cháu thiếu niên nhi đồng, các đơn vị bộ đội biên phòng đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực dành cho trẻ em khu vực biên giới.

Hàng chục trẻ em ở Lai Châu được phẫu thuật miễn phí
Hàng chục trẻ em ở Lai Châu được phẫu thuật miễn phí

VOV4.VOV.VN - Từ ngày 22-25/4, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Hà Nội tổ chức tư vấn, khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho 32 trẻ hở vòm miệng, hở môi, sẹo xấu trên môi có đủ điều kiện phẫu thuật tại Lai Châu. Đây là một trong những hoạt động tri ân hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Hàng chục trẻ em ở Lai Châu được phẫu thuật miễn phí

Hàng chục trẻ em ở Lai Châu được phẫu thuật miễn phí

VOV4.VOV.VN - Từ ngày 22-25/4, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Hà Nội tổ chức tư vấn, khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho 32 trẻ hở vòm miệng, hở môi, sẹo xấu trên môi có đủ điều kiện phẫu thuật tại Lai Châu. Đây là một trong những hoạt động tri ân hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Yên Bái tăng cường phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em 
Yên Bái tăng cường phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em 

VOV4.VOV.VN - Mùa hè là lúc các em học sinh được nghỉ học, có nhiều thời gian để vui chơi, tuy nhiên, nhiều địa phương vùng cao khó khăn còn thiếu nơi tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em, nên đây cũng là thời điểm thường xảy ra tai nạn thương tích hay đuối nước đối với trẻ em. Nhằm phòng chống tai nạn thương tích cho các em trong dịp này, các địa phương, trường học ở tỉnh Yên Bái đã, đang chủ động triển khai nhiều giải pháp tích cực.

Yên Bái tăng cường phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em 

Yên Bái tăng cường phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em 

VOV4.VOV.VN - Mùa hè là lúc các em học sinh được nghỉ học, có nhiều thời gian để vui chơi, tuy nhiên, nhiều địa phương vùng cao khó khăn còn thiếu nơi tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em, nên đây cũng là thời điểm thường xảy ra tai nạn thương tích hay đuối nước đối với trẻ em. Nhằm phòng chống tai nạn thương tích cho các em trong dịp này, các địa phương, trường học ở tỉnh Yên Bái đã, đang chủ động triển khai nhiều giải pháp tích cực.

Tây Ninh: Nâng bước trẻ em DTTS vùng biên đến lớp
Tây Ninh: Nâng bước trẻ em DTTS vùng biên đến lớp

VOV4.VOV.VN - Cuộc sống ở vùng biên giới tỉnh Tây Ninh vốn khá khó khăn, vất vả khiến không ít học sinh phải bỏ học, theo cha mẹ lên nương, rẫy mưu sinh. Thậm chí, có những hoàn cảnh khốn khó khi mồ côi cả cha lẫn mẹ. Thấu hiểu điều đó, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng Tây Ninh kịp thời chắp thêm những đôi cánh, nâng những ước mơ các em bay lên cao. Qua 7 năm triển khai, đến nay, những "phụ huynh mang quân hàm xanh" đã và đang từng ngày nâng những bước chân để các em đi tìm con chữ ở vùng biên Tây Ninh không còn thấy chênh vênh.

Tây Ninh: Nâng bước trẻ em DTTS vùng biên đến lớp

Tây Ninh: Nâng bước trẻ em DTTS vùng biên đến lớp

VOV4.VOV.VN - Cuộc sống ở vùng biên giới tỉnh Tây Ninh vốn khá khó khăn, vất vả khiến không ít học sinh phải bỏ học, theo cha mẹ lên nương, rẫy mưu sinh. Thậm chí, có những hoàn cảnh khốn khó khi mồ côi cả cha lẫn mẹ. Thấu hiểu điều đó, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng Tây Ninh kịp thời chắp thêm những đôi cánh, nâng những ước mơ các em bay lên cao. Qua 7 năm triển khai, đến nay, những "phụ huynh mang quân hàm xanh" đã và đang từng ngày nâng những bước chân để các em đi tìm con chữ ở vùng biên Tây Ninh không còn thấy chênh vênh.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC