Nỗ lực xây dựng thôn bản nông thôn mới ở Hà Giang
Thứ ba, 15:01, 15/02/2022 Thu Ha bt- 3 ảnh Thu Ha bt- 3 ảnh
VOV4.VN - Năm qua, tỉnh Hà Giang đã hoàn thành mục tiêu nâng tổng số lên 53 xã, 45 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là nỗ lực vượt qua bao khó khăn vất vả, với sự nỗ lực của các cấp chính quyền và người dân.

 

Tết đến xuân về cũng là dịp xã Yên Thành, huyện Quang Bình tổ chức lễ đón nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Tết năm nay người dân ở xã Yên Thành vui nhất, khi đường đi lối lại trong xã đã được đổ bê tông sạch đẹp, buổi tối có điện đường chiếu sáng. Điều mà trước đây người dân xã Yên Thành từng mơ ước, nay đã thành hiện thực nhờ quyết tâm xây dựng nông thôn mới.

Đạt chuẩn nông thôn mới, điện, đường, trường, trạm được đầu tư, phát triển kinh tế càng thêm thuận lợi, đời sống của người dân ngày một nâng lên. Nông thôn mới đã mang lại những lợi ích rõ rệt sau nhiều năm nỗ lực của các cấp chính quyền và của người dân cùng phấn đấu.

Ông Triệu Tài Phong, Bí thư huyện Quang Bình, cho biết: Trước đây xây dựng giao thông nông thôn được Nhà nước hỗ trợ 70%, dân đóng góp 30%, nay thì chỉ được hỗ trợ xi măng còn người dân phải góp tiền, công lao động. Đối với xã vùng 3 đã khó khan, việc huy động càng khó khăn. Nhân dân chỉ đóng góp bằng ngày công, chỉ một số ít người đóng góp được bằng tiền mặt.

Đường giao thông còn rất khó khăn ở nhiều thôn bản

Xây dựng nông thôn mới ở một tỉnh còn khó khăn như Hà Giang không phải là dễ. Đối với các xã ở vùng 3 đặc biệt khó khăn không phải một sớm một chiều có thể cán đích nông thôn mới. Mấy năm gần đây mới có điện lưới, đường chỉ đi được bằng xe máy, nước sinh hoạt mùa khô còn chưa đủ. Thu nhập của bà con chỉ trông vào vụ ngô, thanh niên đa phần phải đi kiếm việc làm ăn xa.

Nhiều lao đng đi làm thuê quay trở lại địa phương nghèo lại hoàn nghèo

Ông Sùng Và Súng, Trưởng thôn Sủng Là Trên, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn chia sẻ: Hai năm qua, vì Covid 19, trong thôn có khoảng 30 người đi làm được một tháng thì về cách ly ba tháng, không mang được tiền về. Một số người còn phải bán bò đi để trả nợ, cuộc sống rất khó khăn.

Đồng Văn là một huyện khó khăn ở tỉnh Hà Giang, có 19 xã thì 18 xã vùng 3 đặc biệt khó khăn, duy nhất xã Lũng Cú ở huyện Đồng Văn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, sau một thời gian Covid 19 kéo dài du lịch đình trệ, nhiều hộ dân ở xã Lũng Cú lại tái nghèo. Khi xã Lũng Cú đạt chuẩn nông thôn mới, thì những chính sách hỗ trợ không còn, nên các hộ nghèo không được hỗ trợ, thiệt thòi nhất là các em học sinh.

Theo ông Nguyễn Văn Chinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn: Để phù hợp cho các vùng đặc biệt khó khăn thì xây dựng nông thôn mới phải có chính sách hỗ trợ đặc thù và hướng đi riêng. Mỗi địa phương cần lấy 1 thôn làm chuẩn sau đó nhân ra diện rộng đây là cách làm hay. Sau khi các thôn đạt chuẩn nông thôn mới thì phải duy trì, hướng tới mỗi xã có vài thôn đạt chuẩn và đặt tiêu chí tăng dần lên, mỗi năm đạt vài tiêu chí theo từng địa bàn căn cứ theo chương trình hỗ trợ, phù hợp với đặc thù vùng

Hà Giang hiện vẫn còn trên 1.300 thôn bản đặc biệt khó khăn, thuộc diện 30a. Trên thực tế, nhiều xã được công nhận nông thôn mới vẫn còn nợ tiêu chí, chưa thực sự phát triển toàn diện, còn nhiều thôn đặc biệt khó khăn nằm trong xã nông thôn mới. Chính vì vậy, những năm tới, Hà Giang chọn hướng đi riêng cho mình đó là tập trung xây dựng thôn bản nông thôn mới.

Ông Đỗ Tấn Sơn, Chánh văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Giang, cho biết: Khi làm mô hình một thôn xây dựng nông thôn mới sẽ nhân rộng ra toàn xã là rất khoa học vì một xã rất rộng. Mô hình này rất khoa học, phù hợp với tỉnh Hà Giang. Năm 2022 Hà Giang có kế hoạch xây dựng 60 thôn bản đạt chuẩn nông thôn mới.

Trong bối cảnh đại dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn thì cách xây dựng thôn bản nông thôn mới sẽ là hường đi bền vững cho một địa phương còn gặp nhiều khó khăn như Hà Giang./.

 

Mạnh Phương/VOV1

 

 

Thu Ha bt- 3 ảnh

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC