Những người đối mặt “Thiên lôi“ trên đỉnh trời Phja Oắc
Thứ bảy, 06:24, 22/06/2024 Công Luận- Tuấn Anh/VOV Đông Bắc Công Luận- Tuấn Anh/VOV Đông Bắc
VOV4.VOV.Vn - Ở độ cao 1.931m so mực nước biển, Trạm phát sóng Phja Oắc như cánh tay nối dài, đưa làn sóng Tiếng nói Việt Nam đến với quân dân Cao Bằng và một số tỉnh vùng Đông Bắc Bộ.

 

Nằm ở đỉnh núi cao nhất của Vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng), đây cũng là một trong những nơi có khí hậu khắc nghiệt của vùng núi phía Bắc với cái cái rét cắt da cắt thịt và băng tuyết vào mùa đông, còn mùa mưa thì hầu như năm nào trạm cũng bị sét đánh trúng... Dù vậy, những cán bộ kỹ thuật ở đây vẫn ngày đêm bám trụ, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ đưa tiếng nói của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân.

 Là một trong những người gắn bó với chiếc cột anten và những chiếc máy phát sóng từ ngày đầu Trạm đi vào hoạt động, anh Phan Văn Công cũng không còn nhớ nổi đã bao lần sét đánh xuống khu vực Trạm. Ngay trận mưa dông đầu tháng vừa qua, chỉ trong 1 đêm có tới 36 lần sét đánh trúng khu vực này. “Cũng vất vả chạy kiểm tra cầu dao, biến áp, công tắc… nhưng nhiều khi sét đánh bất ngờ quá, làm mình thấy hồi hộp, bất an nữa nhưng mà cũng vì công việc, mình phải xử lý nhanh, gọn để không được ngừng sóng”-Anh Phan Văn Công chia sẻ.

Trạm nằm trên đỉnh núi cao, có hệ thống thiết bị điện tử cùng cột phát sóng hơn 70m nên mỗi khi mưa dông, nơi đây trở thành "mục tiêu" của những tia sét. Dù hệ thống chống sét đã được đầu tư, nâng cấp nhưng hầu như năm nào Trạm cũng bị hỏng một số thiết bị, vật dụng. Gần 20 năm gắn bó, anh Công và những cán bộ Trạm cũng dần quen với tiếng sét, với những khắc nghiệt của thiên nhiên. Các anh vẫn nói vui với nhau rằng: Mình như những người "đối mặt Thiên lôi" trên đỉnh trời Phja Oắc. 

Trạm phát sóng trên đỉnh Phja Oắc đi vào hoạt động từ năm 2007 với nhiệm vụ tiếp sóng các kênh VOV1, VOV2, VOV4 của Đài TNVN phục vụ đồng bào, chiến sỹ Cao Bằng và các tỉnh lân cận. Trạm hiện có 4 kỹ thuật viên và hầu hết là những người đã gắn bó từ ngày mới thành lập.

Không chỉ những trận sấm sét và giông lốc đổ cây rừng vào mùa mưa, nơi đây còn có mùa đông khắc nghiệt nhất khu vực vùng núi phía Bắc. Nhiệt độ trên đỉnh Phja Oắc luôn thấp hơn nhiệt độ thị trấn Nguyên Bình từ 5-7 độ C, dù chỉ cách nhau chưa đầy 30 km. Mùa đông năm nào đỉnh Phja Oắc cũng có băng giá, sương muối và cả mưa tuyết. Khi đó, ngay cả nước cũng đóng băng khiến công việc cũng như đời sống sinh hoạt của cán bộ Trạm khó khăn gấp bội. 

Trạm nằm trên đỉnh núi nên để có nước sinh hoạt các anh phải căng bạt hứng nước mưa để dùng dần, mùa khô có khi phải đi cả vài km xuống chân núi lấy từng can nước về sử dụng. Ở đây nước sinh hoạt thiếu, nhưng độ ẩm không khí thì lại vô cùng thừa thãi nên đối với các hệ thống thiết bị điện - điện tử, phải "chăm sóc" hơn cả. Nhiệm vụ của các anh không chỉ là khởi động, giám sát hệ thống thu, phát sóng từ 4h45p đến 24h hàng ngày mà còn phải bảo đảm hệ thống vận hành ổn định.

Nhưng có lẽ, trở ngại lớn nhất với những người "đối mặt thiên lôi" trên đỉnh Phja Oắc là phải xa gia đình, người thân…. như cách mọi người thường nói là "làm bạn với núi rừng".  Hầu hết cán bộ Trạm đều có thâm niên cả chục năm không được cùng gia đình đón không khí giao thừa ngày Tết. Anh Hoàng Hoài Hiên, cán bộ kỹ thuật Trạm phát sóng Phja Oắc chia sẻ: Trạm cách thành phố Cao Bằng hơn 70km và cách khu dân cư gần nhất cũng hơn chục km đường đèo nên hiếm người qua lại. "Nói thật là nhiều lúc rất nhớ nhà, cũng vì công việc thì mình vượt qua khó khăn thôi, từ lúc ở trường học thì cũng đã xác định tư tưởng rồi, mình sẽ làm việc như vậy và cố gắng vượt mọi khó khăn. Thực tế công việc ở đây như vậy thì cũng quen dần đi”.

Vượt qua mọi khó khăn về vật chất và tinh thần, đội ngũ cán bộ trạm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đưa các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam đến với người nghe. Nhờ cánh sóng từ trạm Phja Oắc, đồng bào Cao Bằng và các tỉnh lân cận đã nghe được Tiếng nói Việt Nam, nhất là các chương trình phát thanh được sản xuất bằng chính ngôn ngữ của đồng bào với thông tin thời sự, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS; hay những mô hình kinh tế sáng tạo, hiệu quả, những câu chuyện văn hóa và điệu dân ca thân thuộc... Ông Dương Hiển Hòa, Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đánh giá "Khi Đài TNVN xây dựng trạm phát sóng FM trên đỉnh Phja Oắc thì đã phủ sóng đến tất cả các bản làng, nhóm hộ trên địa bàn, góp phần đưa thông tin, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước đến với người dân, qua đó giúp việc tuyên truyền, vận động bà con của huyện được thuận lợi hơn rất nhiều. Cán bộ trạm rất nhiệt tình, trách nhiệm, giữ sóng an toàn, thông suốt. Lãnh đạo địa phương những dịp lễ tết, cuối tuần... vẫn tổ chức các đoàn lên thăm hỏi động viên anh em".

Vượt qua khắc nghiệt của thiên nhiên, vượt lên những khó khăn trong công việc, những người “giữ sóng” trên đỉnh trời Phja Oắc vẫn ngày đêm âm thầm góp phần công sức nhỏ bé để "Tiếng nói Việt Nam" vươn xa, đến được với đồng bào, chiến sỹ các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc./.

Công Luận- Tuấn Anh/VOV Đông Bắc

Viết bình luận

Tin liên quan

Cận cảnh ngôi biệt thự kiểu Pháp ở Cao Bằng
Cận cảnh ngôi biệt thự kiểu Pháp ở Cao Bằng

VOV4.VOV.VN -Sở hữu kho di sản thiên nhiên độc đáo và giàu có, vùng đất Phia Oắc – Phia Đén được ví như một báu vật mà trời đất ban tặng cho Cao Bằng. Ngoài thiên nhiên tươi đẹp, vùng đất này còn hiện hữu những dấu tích công trình do người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ XX.

Cận cảnh ngôi biệt thự kiểu Pháp ở Cao Bằng

Cận cảnh ngôi biệt thự kiểu Pháp ở Cao Bằng

VOV4.VOV.VN -Sở hữu kho di sản thiên nhiên độc đáo và giàu có, vùng đất Phia Oắc – Phia Đén được ví như một báu vật mà trời đất ban tặng cho Cao Bằng. Ngoài thiên nhiên tươi đẹp, vùng đất này còn hiện hữu những dấu tích công trình do người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ XX.

6 làng nghề trăm tuổi ở Cao Bằng (infographic)
6 làng nghề trăm tuổi ở Cao Bằng (infographic)

VOV4.VOV.VN - Cao Bằng có nhiều làng nghề truyền thống với tuổi đời hàng trăm năm, đến nay vẫn được bà con duy trì và phát triển. Bên cạnh những danh thắng kỳ vĩ mà thiên nhiên ưu ái, người thợ thủ công khéo tay cùng các nghề truyền thống mang nét đặc trưng riêng, càng làm bức tranh văn hóa của miền non nước Cao Bằng thêm phong phú và hấp dẫn.

6 làng nghề trăm tuổi ở Cao Bằng (infographic)

6 làng nghề trăm tuổi ở Cao Bằng (infographic)

VOV4.VOV.VN - Cao Bằng có nhiều làng nghề truyền thống với tuổi đời hàng trăm năm, đến nay vẫn được bà con duy trì và phát triển. Bên cạnh những danh thắng kỳ vĩ mà thiên nhiên ưu ái, người thợ thủ công khéo tay cùng các nghề truyền thống mang nét đặc trưng riêng, càng làm bức tranh văn hóa của miền non nước Cao Bằng thêm phong phú và hấp dẫn.

Nét đẹp trong lễ cầu mùa của người Tày, Nùng ở Cao Bằng
Nét đẹp trong lễ cầu mùa của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

VOV4.VOV.VN - Cuối tháng 4 đầu tháng 5 âm lịch, bà con người Tày, Nùng ở Cao Bằng lại náo nức tổ chức “Lễ cầu Mùa” mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, mọi người trong bản có cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Đây là phong tục mang đậm nét văn hóa truyền thống, kết hợp hài hòa giữa đời sống tâm linh và tinh thần đoàn kết dân tộc.

Nét đẹp trong lễ cầu mùa của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Nét đẹp trong lễ cầu mùa của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

VOV4.VOV.VN - Cuối tháng 4 đầu tháng 5 âm lịch, bà con người Tày, Nùng ở Cao Bằng lại náo nức tổ chức “Lễ cầu Mùa” mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, mọi người trong bản có cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Đây là phong tục mang đậm nét văn hóa truyền thống, kết hợp hài hòa giữa đời sống tâm linh và tinh thần đoàn kết dân tộc.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC