Người Cờ Lao thờ Thu Tỷ
Thứ tư, 00:00, 21/03/2018 Hải Huyền bt bài Hải Huyền bt bài
VOV4. VN - Ngoài tục thờ cúng tổ tiên, người Cờ Lao ở Hà Giamg còn thờ Thu Tỷ - vị thần bảo hộ của cộng đồng này.

 


Người Cờ Lao. Ảnh: baomoi.com

Người Cờ Lao Đỏ sống ở vùng núi đất thuộc huyện Hoàng Su Phì và trở thành chủ nhân của những thửa ruộng bậc thang màu mỡ. Họ nuôi trâu, bò, lợn, gà. Còn người Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Xanh sống tập trung tại huyện Đồng Văn, Mèo vạc - nơi chênh vênh những núi đá tai mèo nên thổ canh hốc đá là phương thức canh tác duy nhất. Họ không nuôi trâu, chủ yếu nuôi bò. 
Tuy cư trú tại mỗi địa vực khác nhau, nhưng người Cờ Lao đều có chung tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thần đất, hay còn được gọi là Thu Tỷ. Có nơi gọi là Mý Xáy – vị thần bảo hộ cho gia đình, làng bản. 
“Cuộc sống của con người ở trên địa vực đó đều do thần đất cai quản. Sức khỏe của con người; trâu, bò, lợn, gà có chóng lớn hay không, có dịch bệnh hay không, có sinh sôi nảy nở hay không cũng là do thần đất. Ảnh hưởng của thần đất rất lớn. Rồi việc con người có sức khỏe hay không đều do thần đất. Mùa màng có tốt hay cũng nhờ thần đất. Cho nên năm nào họ cũng phải cúng thần đất. Khi có việc hệ trọng đều phải cúng thần đất” - ông Lưu Sừn Vạn, người Cờ Lao ở huyện Đồng Văn, Hà Giang cho hay, trong nhà, ngoài xóm đều có thần đất. Hằng năm người dân phải cúng thần để thần ban phát bình yên cho dân làng.
“Thổ địa trong nhà quản nhân đinh, gia súc, còn thổ công bên ngoài quản ruộng nương, quản rừng. Ngày lễ, cúng tổ tiên xong rồi cúng thổ địa ở trong nhà. Riêng thổ địa ngoài nhà cúng vào 2/2 âm lịch. Thổ địa bên ngoài thì ở bên cạnh nhà, một số thì ở trước cửa. Ở góc nhà thì tùy hướng nhà của nhà nào hợp lý thì người ta lập. Thổ địa bên trong thì ngay dưới bàn thờ. Gia súc ốm, cầu gia tiên trước, cầu thổ địa sau” – Ông Vạn nói.
Ở ngoài nương người Cờ Lao cũng có vị thần nương của mình. Vị thần này có tên là “eo mèo”. Theo TS Nguyễn Văn Huy, việc lập thờ vị thần này cũng có điều khác lạ: “Ở ngoài nương, người ta còn phải cúng “eo mèo”. Người ta đi tìm một hòn đá có hình thù kỳ dị, khác lạ, đặt vào một hốc đá ở trên nương coi như vị thần coi nương. Mỗi một nương đều có vị thần chăm sóc. Vị thần đất có vai trò rất quan trọng”.




Đỗ Quyên/VOV4


Hải Huyền bt bài

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC