16 dân tộc rất ít người trên lãnh thổ Việt Nam - Dân tộc Cống (phần 2)
Thứ hai, 00:00, 21/01/2019 vov vov
VOV4.VN - Seri phim về "54 dân tộc Việt Nam - Cộng đồng và bản sắc" do Đài TNVN tổ chức sản xuất gồm 54 tập phim, trong đó có 16 tập phim về những dân tộc dưới 10.000 người. Phó Giáo sư - Tiến Sỹ Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN làm chủ biên. Ở phần này, chúng tôi trân trọng giới thiệu tập phim về dân tộc Cống.

Người Cống có dân số khoảng 2.029 người (theo kết quả điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục thống kê). Bà con dân tộc Cống có tiếng nói riêng, thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Ngày nay, bà con sử dụng tiếng Thái trong giao dịch hàng ngày. Nguồn sống chính của bà con người Cống là làm nương, đang chuyển sang làm ruộng. Người Cống không quen dệt vải, chỉ trồng bông để đổi lấy vải của các dân tộc khác.

(Người Cống có tinh thần lạc quan, yêu văn nghệ)

Nhưng bù lại, bà con giỏi đan chiếu mây nhuộm đỏ, các đồ đựng bằng tre nứa như gùi đeo, giỏ đựng cơm, rương hòm. Bà con dân tộc Cống cũng rất giỏi chèo thuyền trên sông do địa bàn cư trú hầu hết ven sông Ðà. Y phục của người Cống gần giống với người Thái, nhưng sự phối màu có nét khác biệt. Hầu hết phụ nữ Cống thích mặc váy thổ cẩm nhộm đỏ, áo cóm đen. Người Thái lại khác, mầu sắc cố định làm nên chiếc váy Thái là màu đen, còn áo thì tùy sở thích.

(bà Chàng Thị Khá, bản Nậm Khao, xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu cho biết: người Cống có nhiều làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc)

Nhà ở của Người Cống là nhà sàn ba đến bốn gian, chỉ có một cửa ra vào, một cửa sổ ở gian giữa, chạy dọc theo vách mặt chính của nhà có thêm một chiếc sàn nhỏ ít có giá trị sử dụng nhưng nhà nào cũng có là đặc trưng trong nhà người Cống. Bà con người Cống ở khá tập trung trong các làng bản có quy mô vừa và lớn. Tính cộng đồng làng bản cao. Phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình cũng như xã hội. Trong xã hội cổ truyền, chưa có sự phân hoá giai cấp, chịu sự chi phối chặt chẽ của hệ thống chức dịch người Thái.

vov

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC