Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều ưu thế về xuất khẩu trực tuyến
Thứ năm, 14:43, 20/06/2024 Lệ Hằng-Bích Huệ/VOV TPHCM Lệ Hằng-Bích Huệ/VOV TPHCM
VOV4.VOV.VN - Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều ưu thế, cơ hội Xuất khẩu trực tuyến xuyên biên giới nên cần tận dụng tốt- Đó là nội dung được trao đổi tại Hội nghị Quốc tế về xuất khẩu trực tuyến thông qua nền tảng thương mại điện tử Alibaba.com với chủ đề "Outstanding Vietnam – “Khẳng định vị thế - vươn tầm Quốc tế". Hội nghị do Cục Xúc tiến thương mại- Bộ Công thương và Alibaba tổ chức sáng nay (19/6) tại TP.HCM.

 

 

Doanh nghiệp được hỗ trợ tham gia sàn

Năm 2023, Bộ Công thương đã phối hợp đã phối hợp với Alibaba.com xây dựng và vận hành Gian hàng quốc gia Việt Nam - Vietnam Pavilion trên sàn thương mại điện tử này.

Bộ đã lựa chọn 100 doanh nghiệp tiêu biểu tham gia gian hàng. Qua đó, Bộ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu, kết nối với khách hàng quốc tế. 

Công ty Organic Kentary ở TP.HCM tham gia gian hàng và đã có hơn 1 năm xuất khẩu trực tuyến trái cây sấy khô qua nền tảng thương mại điện tử của Alibaba.com, tăng trưởng tốt.

Bà Võ Hoàng Vân - Giám đốc Công ty Organic Kentary cho biết, chỉ riêng 4 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp đã xuất khẩu được hàng hóa trị giá gần 2 triệu USD, tăng gấp đôi cả năm 2023.

Dù là doanh nghiệp nhỏ nhưng khi mở gian hàng trên sàn này, doanh nghiệp được sự hỗ trợ của Alibaba và Bộ Công thương nên khá thuận lợi. Bà Vân chia sẻ kinh nghiệm: "Cái quan trọng nhất là ngoài lợi thế cạnh tranh về giá cả rồi sản phẩm chất lượng thì quan trọng nhất vẫn là niềm tin và uy tín, cách của mình làm ăn là đàng hoàng tử tế và quan trọng là trách nhiệm của người bán, vì thực ra khi mà suôn sẻ thì rất là dễ mọi thứ nhưng mà khi mà chuyện xảy ra thì mình phải tìm ra giải pháp chứ không phải đổ lý do".

Còn bà Tô Thị Hồng Điệp - Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Minmax cho biết: có nhiều tiềm năng xuất khẩu trực tuyến, vì nhiều khách hàng cũng tìm nguồn hàng qua các hình thức online và các sàn thương mại này. Hiện doanh nghiệp  xuất khẩu trực tiếp chỉ khoảng 40% lượng hàng hóa, còn lại là xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử này: "Các đối tác quốc tế thay vì tìm nguồn hàng thông qua triển lãm trực tiếp, thì có thể thông qua sàn để tìm kiếm các nhà cung cấp. Các bên buôn bán tìm đến với nhau thì nó là xu hướng toàn cầu. Mình nghĩ là tất cả doanh nghiệp nếu mà đang có hướng vươn ra thị trường quốc tế thì nên tham gia ngay vào sàn".

Việt Nam trở thành trung tâm cung cấp, sản xuất hàng hóa mới

Theo bà Nguyễn Phương Uyên, Giám đốc Marketing Alibaba.com, hiện nay nhu cầu của khách hàng trên sàn thương mại điện tử đang hướng tới đa dạng hóa nguồn cung trên nhiều khu vực địa lý khác nhau. Đây cũng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 

Việt Nam có lợi thế là đã ký được nhiều hiệp định thương mại tự do nên nhiều mặt hàng được hưởng thế suất bằng 0 khi xuất khẩu vào Mỹ và EU. Điều này khiến Việt Nam nổi bật và trở thành trung tâm cung cấp, sản xuất hàng hóa mới ở khu vực Châu Á.

Theo dự báo, 8 ngành có xu hướng đang tăng nhanh, tiềm năng mà doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội này xuất khẩu thời gian tới. Đó là các ngành: nhà cửa- sân vườn, làm đẹp, ăn uống và thực phẩm, nông nghiệp, may mặc, phụ kiện bao bì, in ấn và nội thất. Trong đó, sản phẩm đồ dùng trong nhà, vườn và có mức tăng trưởng từ 271%- 871%, làm đẹp tăng hơn 329%.

Tuy nhiên, nhu cầu hàng hóa của khách hàng trên Alibaba cũng đa dạng và quan tâm đến phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội. Doanh nghiệp nên chú ý điều này, phải nhanh chóng tạo ra nhiều sản phẩm mới. 

Để hỗ trợ cho doanh nghiệp bán hàng, Alibaba công bố cổng tìm kiếm mới cho khách hàng, đó là “Source by Region”. Một tính năng được thiết kế tăng độ nhận diện và tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường toàn cầu. Việc này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Việt Nam./.

Lệ Hằng-Bích Huệ/VOV TPHCM

Viết bình luận

Tin liên quan

Giá thuê đất cao hơn tổng doanh thu, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản
Giá thuê đất cao hơn tổng doanh thu, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản

VOV4.VOV.Vn -  Nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đang ăn nên làm ra bỗng chốc rơi vào cảnh nợ nần bởi giá thuê đất tăng đột biến. Tổng doanh thu hàng năm không đủ chi trả một phần nhỏ so với tiền thuê đất khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh phá sản. Mặc dù sự bất hợp lý này đã được kiến nghị, chính quyền tỉnh Lâm Đồng biết rõ nhưng chưa có biện pháp khắc phục.  Quang Sáng, PV Đài TNVN tại Tây nguyên đề cập qua bài viết sau:

Giá thuê đất cao hơn tổng doanh thu, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản

Giá thuê đất cao hơn tổng doanh thu, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản

VOV4.VOV.Vn -  Nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đang ăn nên làm ra bỗng chốc rơi vào cảnh nợ nần bởi giá thuê đất tăng đột biến. Tổng doanh thu hàng năm không đủ chi trả một phần nhỏ so với tiền thuê đất khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh phá sản. Mặc dù sự bất hợp lý này đã được kiến nghị, chính quyền tỉnh Lâm Đồng biết rõ nhưng chưa có biện pháp khắc phục.  Quang Sáng, PV Đài TNVN tại Tây nguyên đề cập qua bài viết sau:

Bắc Kạn: Người trồng rừng và doanh nghiệp chế biến thất thế ngay trên “sân nhà"
Bắc Kạn: Người trồng rừng và doanh nghiệp chế biến thất thế ngay trên “sân nhà"

VOV4.VOV.VN - Tỉnh Bắc Kạn hiện có trên 100.000ha rừng trồng. Với lợi thế này, Bắc Kạn thu hút được nhiều nhà máy sản xuất sản phẩm xuất khẩu từ gỗ rừng trồng... Nhưng nghịch lý đang diễn ra là nhiều nhà máy phải nhập nguyên liệu ở các tỉnh lân cận, còn người trồng rừng thì xoay sở tìm đầu ra.

Bắc Kạn: Người trồng rừng và doanh nghiệp chế biến thất thế ngay trên “sân nhà"

Bắc Kạn: Người trồng rừng và doanh nghiệp chế biến thất thế ngay trên “sân nhà"

VOV4.VOV.VN - Tỉnh Bắc Kạn hiện có trên 100.000ha rừng trồng. Với lợi thế này, Bắc Kạn thu hút được nhiều nhà máy sản xuất sản phẩm xuất khẩu từ gỗ rừng trồng... Nhưng nghịch lý đang diễn ra là nhiều nhà máy phải nhập nguyên liệu ở các tỉnh lân cận, còn người trồng rừng thì xoay sở tìm đầu ra.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC