Giải "cơn khát" nước sạch cho bà con vùng biên giới Bình Phước
Thứ sáu, 16:43, 03/05/2024 Thiên Lý- Phước Bình/VOV TP.HCM Thiên Lý- Phước Bình/VOV TP.HCM
VOV4.VOV.VN - Nắng hạn kéo dài khiến người dân xã biên giới Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Hệ thống giếng nước của các hộ dân và nguồn nước tập trung đã đầu tư trước đây đều cạn kiệt khiến người dân chật vật mua nước giá cao. Để giải quyết nhu cầu nước sạch, chính quyền địa phương đã cho khoan 2 giếng nước công nghiệp tập trung, giúp bà con giải cơn khát giữa những ngày hè nắng nóng.

 

 

Do hạn hán kéo dài, hàng trăm hộ dân tại xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, bà con phải mua nước với giá cao. Có những nơi, người dân phải mua với giá từ 250.000-400.000 đồng/m3 nước. 

Hiểu được những khó khăn của bà con, huyện Bù Gia Mập đã sử dụng nguồn ngân sách dự phòng để khoan 2 giếng nước công nghiệp tập trung tại xã Bù Gia Mập. Giếng nước được khoan với công suất lớn, đảm bảo cung cấp đủ nước cho sinh hoạt của bà con trong mùa hạn.

Giếng nước khoan được lắp đặt máy bơm tự động bơm nước lên bồn chứa 5 khối. Khi mực nước trong bồn cạn, máy sẽ tự động bơm nước, do vậy bà con sẽ không lo thiếu nước sử dụng. Người dân thiếu nước có thể mang theo dụng cụ chứa nước đến lấy nước miễn phí tại giếng khoan.

Bà Thị Ga Lơi người dân xã Bù Gia Mập chia sẻ: "Năm nay, nhà không có nước, toàn đi mua nước của người ta về xài. Bây giờ Nhà nước cấp cho bà con nên mừng lắm".

Từ ngày 25/4 đến nay, rất nhiều hộ dân đã thay phiên nhau lấy nước sinh hoạt về nhà. Việc sử dụng nước được UBND xã và các cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ để đảm bảo nguồn nước được sử dụng hiệu quả và tiết kiệm. 

Ông Nguyễn Minh Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã Bù Gia Mập, cho biết: Hầu hết bà con trong xã là người dân tộc thiểu số và cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Do vậy, nếu đi mua nước sử dụng thì không đủ điều kiện. Nay có nguồn nước sạch, bà con cũng bớt lo lắng.

Được biết, xã Bù Gia Mập là xã có tỷ lệ đồng bào thiểu số chiếm trên 73%. Mùa khô năm nay, toàn xã có khoảng 600 hộ dân thiếu nước sinh hoạt./.

Thiên Lý- Phước Bình/VOV TP.HCM

Viết bình luận

Tin liên quan

Bản Liền-điểm đến ấn tượng
Bản Liền-điểm đến ấn tượng

VOV4.VOV.VN - Đến cao nguyên trắng Bắc Hà (Lào Cai), du khách không chỉ tham quan một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở thị trấn, mà có thể đến các bản làng của đồng bào các dân tộc để khám phá và trải nghiệm. Một trong những điểm chắc chắn làm hài lòng du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng và bản sắc văn hoá dân tộc-đó là xã Bản Liền (Chương trình sắc màu dân tộc Việt Nam ngày 28/4/2024).

Bản Liền-điểm đến ấn tượng

Bản Liền-điểm đến ấn tượng

VOV4.VOV.VN - Đến cao nguyên trắng Bắc Hà (Lào Cai), du khách không chỉ tham quan một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở thị trấn, mà có thể đến các bản làng của đồng bào các dân tộc để khám phá và trải nghiệm. Một trong những điểm chắc chắn làm hài lòng du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng và bản sắc văn hoá dân tộc-đó là xã Bản Liền (Chương trình sắc màu dân tộc Việt Nam ngày 28/4/2024).

Đặc sắc trang phục Pa Dí
Đặc sắc trang phục Pa Dí

VOV4.VOV.VN - Là cộng đồng dân tộc có số dân rất ít người ở Việt Nam, người Pa Dí sinh sống chủ yếu ở huyện Mường Khương, Lào Cai. Họ sản xuất nông – lâm là chủ đạo với các cây trồng như mận, lê, thảo quả, chè, đậu tương, ngô, lúa… Nền kinh tế nông – lâm nghiệp ấy đã trở thành nguồn cảm hứng để những người phụ nữ Pa Dí sáng tạo trên trang phục của mình.

Đặc sắc trang phục Pa Dí

Đặc sắc trang phục Pa Dí

VOV4.VOV.VN - Là cộng đồng dân tộc có số dân rất ít người ở Việt Nam, người Pa Dí sinh sống chủ yếu ở huyện Mường Khương, Lào Cai. Họ sản xuất nông – lâm là chủ đạo với các cây trồng như mận, lê, thảo quả, chè, đậu tương, ngô, lúa… Nền kinh tế nông – lâm nghiệp ấy đã trở thành nguồn cảm hứng để những người phụ nữ Pa Dí sáng tạo trên trang phục của mình.

Giảm nghèo bền vững ở Tây Bắc: Nhiều giải pháp đột phá
Giảm nghèo bền vững ở Tây Bắc: Nhiều giải pháp đột phá

VOV4.VOV.VN - Tại huyện biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La, trong 3 năm trở lại đây, mỗi năm tỉ lệ hộ nghèo giảm hơn 10%. Một số xã như Chiềng Khoong, Mường Hung… thậm chí còn giảm nhiều hơn. Những năm trước, chỉ tiêu này là con số mơ ước trong thực hiện chương trình giảm nghèo ở Tây Bắc. Nhưng nay đã khác...

Giảm nghèo bền vững ở Tây Bắc: Nhiều giải pháp đột phá

Giảm nghèo bền vững ở Tây Bắc: Nhiều giải pháp đột phá

VOV4.VOV.VN - Tại huyện biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La, trong 3 năm trở lại đây, mỗi năm tỉ lệ hộ nghèo giảm hơn 10%. Một số xã như Chiềng Khoong, Mường Hung… thậm chí còn giảm nhiều hơn. Những năm trước, chỉ tiêu này là con số mơ ước trong thực hiện chương trình giảm nghèo ở Tây Bắc. Nhưng nay đã khác...

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC