Giảm nghèo bền vững ở Tây Bắc: Nhiều giải pháp đột phá
Thứ sáu, 06:49, 03/05/2024 VOV Tây Bắc VOV Tây Bắc
VOV4.VOV.VN - Tại huyện biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La, trong 3 năm trở lại đây, mỗi năm tỉ lệ hộ nghèo giảm hơn 10%. Một số xã như Chiềng Khoong, Mường Hung… thậm chí còn giảm nhiều hơn. Những năm trước, chỉ tiêu này là con số mơ ước trong thực hiện chương trình giảm nghèo ở Tây Bắc. Nhưng nay đã khác...

 

Giảm 10% số hộ nghèo hiện còn – những năm trước, đây là con số mơ ước, thậm chí là không tưởng trong thực hiện chương trình giảm nghèo ở các địa phương Tây Bắc mỗi năm, bởi thực tế, con số đạt được thường chỉ bình quân từ 3 – 4%. Nhưng tại huyện biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La, trong 3 năm trở lại đây, tỷ lệ giảm nghèo đạt được mỗi năm đã ở con số hơn 10%. Một số xã như Chiềng Khoong, Mường Hung… con số đạt được còn cao hơn thế. 

Theo ông Đặng Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, có được kết quả này là nhờ cấp uỷ, chính quyền các cấp từ tỉnh đến huyện, xã đã quyết liệt trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển các loại cây, con có giá trị, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Như xã Chiềng Khoong, tận dụng lợi thế đất vườn, các hộ dân đã chuyển đổi từ cây ngô, cây sắn kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Diện tích cây ăn quả của xã hiện gần 1.400 ha; riêng nhãn hơn 1.100 ha.  

Anh Lê Công Hoàn, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản C5, xã Chiềng Khoong cho biết, các hộ trồng nhãn ở C5 không bằng lòng với các giống nhãn cũ đã tích cực học hỏi, tìm tòi, lai tạo ra các giống mới cho năng suất, hiệu quả cao hơn, thu nhập cũng cao hơn. Cả bản C5 hiện không còn hộ nghèo.

Tại tỉnh Yên Bái, xác định chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là quyết sách đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu và miền núi, vì vậy địa phương đã tăng cường nhiều giải pháp để thực hiện.

Ngoài việc tổ chức các hội nghị tập huấn, Yên Bái chú trọng việc tổ chức các đoàn đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại một số tỉnh có mô hình kinh tế hiệu quả, nhằm thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức, kiến thức cho đồng bào thiểu số trong phát triển kinh tế, đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo.

Bên cạnh nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tỉnh Yên Bái cũng huy động từ nhiều nguồn để có trên 12.000 tỷ đồng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tập trung vào hỗ trợ sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, giáo dục, y tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới...

Tại tỉnh Lào Cai, bên cạnh công tác giảm nghèo nói chung, tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 20 ngày 24/5/2019 Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tập trung phát triển 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Tỉnh đã ưu tiên nguồn lực cho các xã này, với trên 800 tỷ đồng, phân bổ cho hơn 200 dự án từ đầu nhiệm kỳ đến nay.  Phải kể đến các dự án trồng măng sặt, chăn nuôi bò, ngựa, lợn đen sinh sản, liên kết trồng gừng trâu xuất khẩu, trồng chè shan, cây ăn quả....

Nhờ đó, 2 năm qua, các xã này đã giảm được trên 1.300 hộ nghèo, tỷ lệ giảm bình quân đạt trên 10%/năm.

Ông Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai cho biết, mục tiêu đến hết năm 2025 phải giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 20% đối với 10 xã này. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, đòi hỏi cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trong đó, mọi sự đầu tư, hỗ trợ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là sự tham gia trách nhiệm của nhân dân, những người làm chủ tại địa phương.

70 năm sau giải phóng, Điện Biên hôm nay đã trở thành một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh trong số 14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.

Năm 2023, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh ước đạt 7,1%, cao hơn so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, đạt khá cao so bình quân chung cả nước, thuộc tốp đầu của 14 tỉnh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 1.750 tỷ đồng và cũng là năm đầu tiên du lịch của tỉnh cán mốc 1 triệu lượt khách. Tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn khoảng 26%. 

Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết: Có được kết quả này là nhờ địa phương đã phát huy mạnh mẽ những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, nhất là giá trị di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ; nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư. Cùng với đó là thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, có thế mạnh như công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch…

Việc thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững tại các địa phương Tây Bắc đã đạt kết quả tích cực từ việc cấp uỷ, chính quyền các địa phương xây dựng chương trình hành động sát hợp với thực tiễn; huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc và tích cực tìm tòi, phát huy các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương…

Đặc biệt, Nghị quyết số 11 ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã, đang được triển khai sẽ như đòn bẩy giúp khu vực này phát triển đột phá./.

VOV Tây Bắc

Viết bình luận

Tin liên quan

Vẻ đẹp của ngôi đền Sinh
Vẻ đẹp của ngôi đền Sinh

VOV4.VOV.VN - Tọa lạc tại thôn An Mô, xã Lê Lợi, thành phố Chí Linh, Hải Dương, đền Mẫu Sinh thờ Đức Thánh Mẫu Thạch Bàn, gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu trong tâm thức dân gian.

Vẻ đẹp của ngôi đền Sinh

Vẻ đẹp của ngôi đền Sinh

VOV4.VOV.VN - Tọa lạc tại thôn An Mô, xã Lê Lợi, thành phố Chí Linh, Hải Dương, đền Mẫu Sinh thờ Đức Thánh Mẫu Thạch Bàn, gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu trong tâm thức dân gian.

Sắc màu văn hóa các dân tộc trong Ngày hội Văn hóa - Du lịch tỉnh Sóc Trăng lần thứ I
Sắc màu văn hóa các dân tộc trong Ngày hội Văn hóa - Du lịch tỉnh Sóc Trăng lần thứ I

VOV4.VOV.VN - Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Sóc Trăng độc đáo với kho tàng âm nhạc, dân ca, dân vũ, diễn xướng dân gian phong phú, đa dạng hiện lên sống động qua các tiết mục như: diễn tấu nhạc ngũ âm, múa chằn, thổi sáo, biểu diễn rô băm, nghệ thuật đờn ca tài tử, trình diễn nghệ thuật múa Rom vong… (Chương trình Giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam ngày 28/4/2024)

Sắc màu văn hóa các dân tộc trong Ngày hội Văn hóa - Du lịch tỉnh Sóc Trăng lần thứ I

Sắc màu văn hóa các dân tộc trong Ngày hội Văn hóa - Du lịch tỉnh Sóc Trăng lần thứ I

VOV4.VOV.VN - Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Sóc Trăng độc đáo với kho tàng âm nhạc, dân ca, dân vũ, diễn xướng dân gian phong phú, đa dạng hiện lên sống động qua các tiết mục như: diễn tấu nhạc ngũ âm, múa chằn, thổi sáo, biểu diễn rô băm, nghệ thuật đờn ca tài tử, trình diễn nghệ thuật múa Rom vong… (Chương trình Giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam ngày 28/4/2024)

Dâng hoa tưởng niệm Anh hùng Núp
Dâng hoa tưởng niệm Anh hùng Núp

VOV4.VOV.VN - Sáng 2/5, nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Anh hùng Núp (2/5/1914-2/5/2024), lãnh đạo tỉnh Gia Lai đã thành kính dâng hoa trước tượng đài và tới thăm gia đình ông tại đường Phan Đình Phùng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Dâng hoa tưởng niệm Anh hùng Núp

Dâng hoa tưởng niệm Anh hùng Núp

VOV4.VOV.VN - Sáng 2/5, nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Anh hùng Núp (2/5/1914-2/5/2024), lãnh đạo tỉnh Gia Lai đã thành kính dâng hoa trước tượng đài và tới thăm gia đình ông tại đường Phan Đình Phùng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC