Đến hết tháng 6, diện tích rừng trồng tại tỉnh Gia Lai mới đạt 192,6ha, bao gồm 143 ha rừng sản xuất trồng lại sau khai thác và 49ha rừng phân tán. Trong khi đó kế hoạch năm 2024 Gia Lai sẽ trồng mới 10.000 ha rừng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai, có nhiều nguyên nhân khiến diện tích rừng trồng đạt thấp như: nửa đầu năm thời tiết khô, nóng, ít mưa; mức hỗ trợ cho người dân trồng rừng trên đất lâm nghiệp bị lấn chiếm còn thấp; nhiều đơn vị gặp khó trong hoàn thiện thủ tục pháp lý các dự án trồng rừng sản xuất... Hiện mới có 8/17 địa phương ở Gia Lai triển khai trồng rừng.
Tại kỳ họp HĐND tỉnh Gia Lai vừa diễn ra, ông Phan Văn Trung - Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Kông Chro, lo ngại: “Với tiến độ như thế này, nếu không có chương trình kế hoạch cụ thể thì tôi nghĩ khó hoàn thành chỉ tiêu. Tại huyện Kông Chro, các tổ chức được tỉnh giao trên 1000ha, phần địa phương là trồng 400ha rừng. Đây là con số rất lớn, tôi nghĩ khó thực hiện. Chính vì vậy, UBND tỉnh và ngành nông nghiệp phải có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương vào cuộc sớm khi mùa mưa đã bắt đầu”./.
Viết bình luận
Tin liên quan
Bắc Kạn trồng rừng vượt kế hoạch năm 2024
VOV4.VOV.VN - Năm 2024, Bắc Kạn có kế hoạch trồng mới gần 3.500ha rừng và hiện đã trồng vượt kế hoạch đề ra.
Bắc Kạn trồng rừng vượt kế hoạch năm 2024
VOV4.VOV.VN - Năm 2024, Bắc Kạn có kế hoạch trồng mới gần 3.500ha rừng và hiện đã trồng vượt kế hoạch đề ra.
Hiệu quả từ giao khoán, bảo vệ rừng ở Bình Định
VOV4.VOV.VN - Thời gian qua, công tác giao khoán, bảo vệ rừng ở tỉnh Bình Định đã phát huy hiệu quả và mang lại thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Năm 2024, tỉnh này phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 57,7%, công tác giao khoán, bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng bảo vệ các cánh rừng ở miền núi Bình Định.
Hiệu quả từ giao khoán, bảo vệ rừng ở Bình Định
VOV4.VOV.VN - Thời gian qua, công tác giao khoán, bảo vệ rừng ở tỉnh Bình Định đã phát huy hiệu quả và mang lại thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Năm 2024, tỉnh này phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 57,7%, công tác giao khoán, bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng bảo vệ các cánh rừng ở miền núi Bình Định.