Hiệu quả từ giao khoán, bảo vệ rừng ở Bình Định
Thứ tư, 13:33, 03/07/2024 Thanh Thắng/VOV-Miền Trung Thanh Thắng/VOV-Miền Trung
VOV4.VOV.VN - Thời gian qua, công tác giao khoán, bảo vệ rừng ở tỉnh Bình Định đã phát huy hiệu quả và mang lại thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Năm 2024, tỉnh này phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 57,7%, công tác giao khoán, bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng bảo vệ các cánh rừng ở miền núi Bình Định.

 

Những ngày này, nắng nóng kéo dài, trời oi bức nhưng ông Đinh Thái, ở làng Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện miền núi Vĩnh Thạnh cùng 10 thành viên khác trong tổ bảo vệ rừng cộng đồng làng Hà Ri vẫn bám núi tuần tra hết khu vực rừng đã được bà con nhận khoán.

Hộ ông Đinh Thái nhận bảo vệ 15 héc ta rừng tự nhiên với mức 400 ngàn đồng/năm/héc ta. Khu vực rừng được giao bảo vệ có nhiều cây gỗ lớn nên công tác kiểm tra phải thường xuyên. Ông Đinh Thái cho biết, ông cùng những người tham bảo vệ rừng phải kiểm soát chặt người vào rừng để hạn chế nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào:

“Bà con thường xuyên đi kiểm tra, nếu phát hiện lâm tặc thì kịp thời báo cáo với ngành chức năng. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng là việc ưu tiên số 1. Khi phát hiện bà con vào rừng đi lấy ong, đi săn... nếu gặp họ thì mình tuyên truyền luôn trong rừng để họ hiểu và nắm được tác hại của cháy rừng” - ông Đinh Thái.

Làng Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp hiện có 157 hộ với 564 nhân khẩu, trong đó chủ yếu là đồng bào Ba Na, đời sống bà con chủ yếu dựa vào rừng. Năm 2024, làng Hà Ri được giao khoán, quản lý và bảo vệ 2.548 héc ta rừng, trong đó chủ yếu rừng già với nhiều loại gỗ quý và lâm sản phụ dưới tán rừng. Làng Hà Ri đã có 13 Tổ bảo vệ rừng cộng đồng, các thành viên của tổ này phối hợp nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh và kiểm lâm địa bàn tuần tra, bảo vệ rừng.

Ông Đinh Thìn, Bí thư Chi bộ, trưởng làng Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện miền núi Vĩnh Thạnh cho biết các đảng viên ở làng Hà Ri và các tổ bảo vệ rừng cộng đồng đã mạnh dạn đề xuất nhiều giải pháp bảo vệ diện tích rừng Nhà nước giao khoán cho người dân:

“Trong 13 tổ cộng đồng bảo vệ rừng này, cứ một tổ như vậy sẽ có từ 2 đến 3 đảng viên tham gia cùng với tổ. Chúng tôi phân công đảng viên là tổ trưởng để điều hành trong tổ mình trong quá trình đi tuần tra, kiểm tra rừng. Trách nhiệm của người đảng viên thì nhắc nhở trong tổ là đến lịch mình đi. Tổ này thường xuyên đi kiểm tra, cứ một tuần là đi một lần, một tháng các tổ họp một lần để báo cáo tình hình diễn ra ở trong rừng” - Ông Đinh Thìn.

Huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định có địa hình phức tạp, nhiều đồi dốc cao. Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh đang quản lý, bảo vệ 32.000 héc ta rừng, trong đó hơn 30.000 héc ta rừng tự nhiên.

Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh đã xây dựng 9 trạm, 11 chốt bảo vệ rừng, chú trọng công tác tuyên truyền và tăng cường công tác truy quét các điểm nóng. Năm 2024, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh giao khoán 24.674 héc ta rừng cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng quản lý. Trong đó, nguồn kinh phí để chi trả cho người dân bảo vệ rừng từ chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững; dịch vụ môi trường rừng.

Ông Trần Phước Phi, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh cho hay việc giao khoán rừng cho cộng đồng mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, người dân nhận khoán, bảo vệ rừng không thường trực trong rừng nên vẫn còn nguy cơ xảy ra phá rừng, hủy hoại rừng: 

“Chương trình khoán, bảo vệ rừng có 2 nội dung để phát triển sinh kế cho người dân đó là ngân sách nhà nước hỗ trợ ngày công để người dân hưởng lợi như hiện nay. Chương trình mục tiêu quốc gia là đầu tư 400 ngàn đồng/héc ta, bình quân mỗi hộ gia đình từ 20 đến 30 héc ta và tạo thu nhập đáng kể cho người dân địa bàn huyện miền núi. Khai thác các lâm sản ngoại gỗ để hưởng lợi như mây, mật ong hoặc các loại trái cây từ rừng. Công tác quản lý bảo vệ rừng thì đơn giá ngày công chưa đáp ứng đủ cho người dân, tuy nhiên cũng là một đóng góp phát triển thêm công ăn việc làm”- Ông Trần Phước Phi.

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 13 ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, công tác quản lý, bảo vệ rừng tại tỉnh Bình Ðịnh có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của các cấp, ngành, chính quyền địa phương, người dân trong tỉnh về tầm quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần nâng tỷ lệ độ che phủ rừng của tỉnh liên tục.

Năm 2024, tỉnh Bình Định đặt mục tiêu quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng và đất lâm nghiệp 415.724 héc ta. Tỉnh Bình Định phấn đấu nâng tỷ lệ độ che phủ rừng năm 2024 đạt 57,7%, khoán bảo vệ rừng 130.000 héc ta.

Ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định và các huyện có rừng của tỉnh này đang đẩy mạnh việc thực hiện Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân, Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trước mắt, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Định rà soát lại các diện tích rừng  đảm bảo điều kiện bố trí nguồn lực để các địa phương giao khoán cho người dân bảo vệ.

Ông Bùi Tấn Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Định cho biết: “Nhà nước hỗ trợ đã có một nguồn lực tương đối lớn so với điều kiện hiện nay, các địa bàn miền núi thì đã hỗ trợ trực tiếp cho người dân để người ta gắn quyền lợi cũng như trách nhiệm người dân. Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng đã phát huy được hiệu quả, mặc dù có lúc có nơi còn tồn tại nhưng kết quả đạt được về công tác quản lý, bảo vệ rừng của các chủ rừng cũng đã góp phần làm cho nâng cao trách nhiệm, ý thức của cộng đồng và người dân ở các vùng giáp ranh với rừng, sống gần rừng. Hỗ trợ làm tốt công tác bảo vệ rừng, góp phần vào đảm bảo an sinh xã hội đối với người dân”./.

 

Thanh Thắng/VOV-Miền Trung

Viết bình luận

Tin liên quan

Tìm thảo dược núi rừng về làm hương thơm bán kiếm tiền tiêu tết
Tìm thảo dược núi rừng về làm hương thơm bán kiếm tiền tiêu tết

VOV4.VOV.VN - Cuối năm âm lịch, người dân làng nghề ở thôn Quyết Thắng, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình lên rừng tìm mua thảo dược, nguyên liệu làm hương thủ công bán kiếm tiền tiêu tết. Những ngày này, làng nghề 300 năm tuổi nơi đây đượm mùi thơm của hương trầm. Ai cũng tất bật chuẩn bị hàng cho vụ Tết.

Tìm thảo dược núi rừng về làm hương thơm bán kiếm tiền tiêu tết

Tìm thảo dược núi rừng về làm hương thơm bán kiếm tiền tiêu tết

VOV4.VOV.VN - Cuối năm âm lịch, người dân làng nghề ở thôn Quyết Thắng, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình lên rừng tìm mua thảo dược, nguyên liệu làm hương thủ công bán kiếm tiền tiêu tết. Những ngày này, làng nghề 300 năm tuổi nơi đây đượm mùi thơm của hương trầm. Ai cũng tất bật chuẩn bị hàng cho vụ Tết.

Hiệu quả Chương trình tiết kiệm làm theo lời Bác tại Krông Bông
Hiệu quả Chương trình tiết kiệm làm theo lời Bác tại Krông Bông

VOV4.VOV.VN - Chương trình “Tiết kiệm làm theo lời Bác, hỗ trợ các đối tượng khó khăn huyện vùng sâu Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk đã giúp hàng trăm gia đình có thêm nguồn lực để phát triển kinh tế, được ở trong những ngôi nhà mới khang trang, vững chãi.

Hiệu quả Chương trình tiết kiệm làm theo lời Bác tại Krông Bông

Hiệu quả Chương trình tiết kiệm làm theo lời Bác tại Krông Bông

VOV4.VOV.VN - Chương trình “Tiết kiệm làm theo lời Bác, hỗ trợ các đối tượng khó khăn huyện vùng sâu Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk đã giúp hàng trăm gia đình có thêm nguồn lực để phát triển kinh tế, được ở trong những ngôi nhà mới khang trang, vững chãi.

Người Pu Péo và lời thề giữ rừng
Người Pu Péo và lời thề giữ rừng

VOV4.VOV.VN - Với người Pu Péo ở Chúng Trải, Phố Là, Đồng Văn, Hà Giang, giữ rừng không đơn thuần là phong tục, mà còn thể hiện văn hóa tộc người, giáo dục con người tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống, vì tương lai của dân tộc và cả thế giới này. (Chương trình Giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam ngày 19/6/2024)

Người Pu Péo và lời thề giữ rừng

Người Pu Péo và lời thề giữ rừng

VOV4.VOV.VN - Với người Pu Péo ở Chúng Trải, Phố Là, Đồng Văn, Hà Giang, giữ rừng không đơn thuần là phong tục, mà còn thể hiện văn hóa tộc người, giáo dục con người tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống, vì tương lai của dân tộc và cả thế giới này. (Chương trình Giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam ngày 19/6/2024)

Số vụ phá rừng ở Đắk Lắk vẫn cao
Số vụ phá rừng ở Đắk Lắk vẫn cao

VOV4.VOV.VN - Theo Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, trong nửa đầu năm nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 560 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, tăng 88 vụ so với cùng kỳ năm 2023.

Số vụ phá rừng ở Đắk Lắk vẫn cao

Số vụ phá rừng ở Đắk Lắk vẫn cao

VOV4.VOV.VN - Theo Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, trong nửa đầu năm nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 560 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, tăng 88 vụ so với cùng kỳ năm 2023.

 Đồng bào Cơ Tu Quảng Nam trồng rừng gỗ lớn
Đồng bào Cơ Tu Quảng Nam trồng rừng gỗ lớn

VOV4.VOV.VN - Những năm qua, đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam đầu tư trồng rừng, tuy nhiên nhiều diện tích là rừng gỗ nhỏ. Mấy năm gần đây, tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích người trồng rừng chuyển đổi sang trồng rừng gỗ lớn, vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

 Đồng bào Cơ Tu Quảng Nam trồng rừng gỗ lớn

Đồng bào Cơ Tu Quảng Nam trồng rừng gỗ lớn

VOV4.VOV.VN - Những năm qua, đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam đầu tư trồng rừng, tuy nhiên nhiều diện tích là rừng gỗ nhỏ. Mấy năm gần đây, tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích người trồng rừng chuyển đổi sang trồng rừng gỗ lớn, vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC