Bên trong nhà cổ Huỳnh Thủy Lê có gì?
Thứ ba, 00:00, 04/08/2020 Huyền PS Huyền PS
VOV4.VN - Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Hơn 1 thế kỷ trôi qua với những biến động lịch sử, ngôi nhà vẫn vẹn nguyên kiến trúc cũ.

Ngôi nhà cổ được xây dựng bởi ông Huỳnh Cẩm Thuận, vốn là một thương gia giàu có người Hoa nổi tiếng miền Tây Nam Bộ vào những năm cuối thế kỷ XIX. Huỳnh Thủy Lê là người con trai út mà ông Huỳnh Cẩm Thuận trao quyền thừa kế ngôi nhà. 

Được xây dựng từ năm 1895, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê ban đầu là một ngôi nhà ba gian kiểu truyền thống miền Tây Nam Bộ, rộng hơn 250m2 với nguyên liệu chính là gỗ quý. Đến năm 1917, chủ nhân của ngôi nhà cho trùng tu lại bằng gạch đặc, bao lấy gỗ khung bên trong.

Năm 2008, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được công nhận là di tích cấp tỉnh và được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2009.


Ngôi nhà hướng Đông Bắc. Địa thế nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ

Ngôi nhà ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây và phương Đông kết hợp. Ngay từ phía mặt tiền, nhìn vào giống như một biệt thự của Pháp nguy nga, tráng lệ. 


Những mái vòm hình cong theo kiến trúc thời La Mã Phục Hưng.


Không gian khoáng đạt nơi sảnh ngôi nhà 


Cửa chính ngôi nhà dẫn vào một không gian khác - Không gian đặc trưng của người Hoa với bàn thờ Quan Công tay vuốt râu dài uy nghiêm. Và đây được coi là bức quan công đẹp nhất khu vực ĐBSCL


Thanh cửa nghỉ trưa của gia đình giàu có. Thanh cửa có 12 thanh gỗ tròn nằm ngang song song nhau. Bình thường chiếc cửa này sẽ được đẩy ẩn vào phía trong bức tường, và khi cần thì có thể kéo ra sử dụng. Đây là kiến trúc đặc trưng của người Hoa


Bao lam này giống như một chiếc rèm vàng được đỡ bởi các cột gỗ lim kéo dài từ đầu nhà bên này đến đầu nhà bên kia, tạo ra một không gian vô cùng linh thiêng hay thấy ở trong các chùa, đình. Nhất là bàn thờ chính giữa, họa tiết trang trí trên bao lam hình tượng long, lân, phụng, hoa lá, chim trĩ... biểu tượng của sung túc. Bao lam là gỗ mạ vàng thật.


Gian khách có sự hòa trộn của kiến trúc phương Đông và phương Tây. Toàn bộ gạch lát nền được nhập bên Pháp. Nền nhà của gian giữa trước bàn thờ lún xuống so với mặt nền hai bên. Và tại đây có một lỗ hình vuông nhỏ trông giống như lỗ thoát nước. Đây là thiết kế trong ngôi nhà của người Hoa với mong muốn tiền tài chảy vào ngôi nhà.


Đồng hồ Tây


Ti vi đen trắng có tủ riêng


Không gian nghỉ ngơi của ngôi nhà

Bộ đi văng với những khảm xà cừ tinh xảo có khắc hình 5 con dơi, ngụ ý là ngũ phúc. Tức là 5 điều tốt đẹp. Trên bộ đi văng này là có 8 vòng tròn. Số 8 là chữ bát, hay còn gọi là phát, phát tài. Đối với người Hoa thì số 8 là số may mắn.


Bàn trang điểm và tủ đựng rượu


Trong tủ đựng đồ lưu niệm có xuất hiện những đồ vật xưa gia đình ông Lê dùng như bình gốm


Bình điếu


Phòng ngủ với bộ tranh tung - cúc - trúc - mai


Bên trên bức vách là kính màu được gia đình mua từ Pháp. Đây là loại kính thường có ở trong những nhà thờ Châu Âu.


Giường ngủ.


Tủ đựng quần áo. Tổng diện tích ngôi nhà xưa kia trên 2.000m2, vì phía sau là nhà bếp, gara và vườn hoa. Hiện tại không gian chỉ còn khoảng 500 – 600m2. Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê Trung bình đón khoảng 3.000 khách, tháng cao điểm 4 – 5.000 khách. Tại đây có dịch vụ lưu trú homestay, trải nghiệm một đêm ở nhà người tình với giá dịch vụ trọn gói là 1 triệu/đêm bao gồm ăn sáng và ăn tối dành cho 2 người. 

Lâm Thanh/VOV4


Huyền PS

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC