Nguyễn Chế Kim Trung - Nữ họa sĩ dân tộc Chăm vẽ Bác Hồ bằng cả trái tim
Thứ tư, 18:51, 15/05/2024 Ái Nghiêm/VOV Tp Hồ Chí Minh Ái Nghiêm/VOV Tp Hồ Chí Minh
VOV4.VOV.VN - Dành cả trái tim và niềm kính yêu vô hạn để vẽ, cứ thế những hình ảnh về Bác Hồ hiện lên đầy nhân từ qua từng nét cọ của nữ Thạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Chế Kim Trung.

Dành cả trái tim và niềm kính yêu vô hạn để vẽ, cứ thế những hình ảnh về Bác Hồ hiện lên đầy nhân từ qua từng nét cọ của Thạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Chế Kim Trung (sinh năm 1971) ở tỉnh Ninh Thuận. Những tác phẩm hội họa đậm chất sáng tạo, thể hiện sinh động đề tài “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của nữ họa sĩ đã tạo sức lan tỏa không chỉ trong cộng đồng Chăm mà cả xã hội. Chị còn là tấm gương sáng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.  

Phòng tranh của Thạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Chế Kim Trung nằm trên đường Ngô Gia Tự, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận với hàng trăm tác phẩm nghệ thuật, tranh, tượng, gốm... đủ màu sắc được xếp đặt và treo rất đẹp mắt. Mỗi tác phẩm thể hiện một đề tài riêng, cảm xúc riêng về lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, sinh hoạt đời sống của người Chăm, về tình yêu quê hương đất nước. Đặc biệt, phòng tranh của nữ họa sỹ Chế Kim Trung trưng bày rất nhiều tác phẩm mỹ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” như: "Làng Chăm ơn Bác", “Miền Nam trong trái tim Người”,  “Người Chăm làm theo lời Bác”… để giới thiệu tới công chúng.

Nổi bật là tác phẩm "Làng Chăm ơn Bác", qua nét cọ của họa sĩ Chế Kim Trung thể hiện rõ cuộc sống đồng bào Chăm, kinh tế nông thôn mới khởi sắc qua hình ảnh điện, đường, trường, trạm, những nét mặt phấn khởi, hồ hởi. Có được kết quả này là nhờ công ơn của Đảng, Nhà nước, Bác Hồ kính yêu. Điểm nhấn của bức họa này là hình ảnh đồng bào Chăm đang quây quanh Bác Hồ. Qua đó, thể hiện tình cảm của Bác gần gũi với nhân dân. Riêng bản thân chị là nghệ sĩ tạo hình đã cảm nhận được điều đó và sáng tác để thể hiện tấm lòng của người Chăm đối với Bác Hồ kính yêu. Tác phẩm “Làng Chăm ơn Bác” bằng chất liệu sơn dầu đầu tiên được Ban Tuyên giáo Trung ương trao giải thưởng Xuất sắc (năm 2010) về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.”

Thạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Chế Kim Trung chia sẻ: “Từ thuở nhỏ, tôi đã được biết đến Bác Hồ qua những câu chuyện kể, bài ca, tôi được học. Khi lớn lên hình ảnh Bác Hồ - Danh nhân văn hóa thế giới, là vị lãnh tụ tiêu biểu, giá trị tư tưởng, cử chỉ của Bác đi vào trái tim tôi đầy thân thương, gần gũi. Tình cảm đó tôi chuyển tải bằng ngôn ngữ tạo hình, hình ảnh Bác Hồ cứ thế hiện ra khắc họa qua từng nét cọ. Với tôi, vẽ tranh về Bác là nét vẽ từ trái tim, từ tâm thức và từ hình ảnh Bác in sâu trong tâm trí”.

Nhờ đó, những tác phẩm phản ánh thực tiễn sinh động về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của họa sỹ Chế Kim Trung đã được Ban Tuyên giáo Trung ương trao tặng các giải thưởng như “Miền Nam trong trái tim Bác” (giải Xuất sắc, năm 2015); “Người Chăm làm theo lời Bác” (giải C, năm 2013); “Nông thôn mới vùng Chăm” (giải C, năm 2018);  “Sản xuất gốm Chăm” (giải C năm 2020);  “Đươc mùa nho” (Giải C, năm 2020); “Dệt thổ cẩm Chăm bảo tồn và phát triển” (Giải B năm 2023),…Đây đều là những tác phẩm phản ánh những nét đặc trưng của nền văn hóa Chăm đặc sắc, thể hiện tình cảm và niềm tin sâu sắc của đồng bào Chăm đối với Đảng, Bác Hồ; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển chung của quê hương, đất nước theo con đường Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn. Đến nay, chị cũng đã có 31 tác phẩm đoạt các giải thưởng cao tiêu biểu.

Ông Thành Văn Tân, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn An Nhơn, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận nói về nữ Thạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Chế Kim Trung: “Họa sĩ Chế Kim Trung là người con dân tộc Chăm ở làng An Nhơn, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải. Tôi nhận thấy chị là họa sĩ tài hoa, vẽ rất nhiều đề tài, đặc biệt là về Bác. Qua tranh vẽ nói lên sự nghiệp, cuộc đời, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác để con cháu người Chăm học tập, làm theo Bác tốt cho bản thân, tốt cho xóm làng. Qua quá trình lao động, sáng tác họa sĩ Chế Kim Trung thổi hồn Chăm vào các tác phẩm nghệ thuật của mình giúp bảo tồn văn hóa dân tộc Chăm”.

Càng hiểu sâu sắc về sự nghiệp, cuộc đời, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một giáo viên, một đảng viên, hoạ sĩ Chế Kim Trung luôn suy nghĩ rằng phải không ngừng nỗ lực học tập rất nhiều, học ở Bác những điều thật nhỏ để từ đó phấn đấu làm nhiều việc tốt trong lĩnh vực mình đang công tác, góp phần xây dựng quê hương.    

Ngoài hội họa, hoạ sĩ Chế Kim Trung còn dành tình yêu lớn cho gốm Chăm, với trăn trở đưa gốm Chăm từ nguy cơ bị mai một trở về với đúng vị trí huy hoàng vốn dĩ.Từ những sản phẩm gốm Chăm thô sơ, đơn sắc, hơn 10 năm qua, chị đã dành hết tâm huyết nghiên cứu, thiết kế hàng ngàn mẫu mã mới mang tính ứng dụng cao với những đường nét hoa văn sống động, được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Giá trị từ gốm mỹ nghệ mang lại giúp đời sống người dân làng gốm Bàu Trúc ổn định, để thêm tự hào, gắn bó và đưa gốm Chăm ngày càng thăng hoa, vươn ra thế giới. Chị Đàng Thị Minh Trọng- Chủ Cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ Hải Âu, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận bày tỏ:  “Họa sĩ Trung thiết kế nhiều mẫu mã cho bà con làm theo. Khi bà con làm theo tạo ra nhiều sản phẩm gốm mang tính nghệ thuật cao thu hút được nhiều khách hàng ưa chuộng. Từ đó, bà con chúng tôi có thu nhập ổn định hơn, cải thiện cuộc sống tốt hơn”.

Hiếm có ai như Chế Kim Trung, dù đã tốt nghiệp Trường sư phạm và làm giáo viên theo ý nguyện của gia đình, nhưng chị vẫn đam mê cháy bỏng với hội hoạ. Năm 30 tuổi, khi con trai thứ hai vừa tròn 10 tháng, chị đăng ký thi vào trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh để thoả ước mơ làm hoạ sĩ. Sau 5 năm Đại học với tấm bằng thủ khoa, chị tiếp tục dành 2 năm để chinh phục bằng Thạc sĩ quốc tế nghệ thuật thị giác tại trường Đại học Mahasarakham -Vương Quốc Thái Lan.

Họa sĩ Nguyễn Chế Kim Trung là một thạc sĩ, nữ hoạ sĩ nổi tiếng. Chị nổi tiếng không những là nữ hoạ sĩ người Chăm đầu tiên và duy nhất cho đến nay. Bên cạnh hoạt động sáng tác, chị cũng đang giảng dạy tại tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên – Hướng nghiệp tỉnh Ninh Thuận. Nơi đây, ngày ngày chị truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ, nuôi dưỡng tình yêu nghệ thuật cho các em.

Học và làm theo Bác từ những điều giản dị trong cuộc sống, hoạ sĩ Nguyễn Chế Kim Trung vẫn luôn răn dạy các con của mình phải luôn sống có ích cho xã hội. Bản thân chị cũng luôn làm gương cho các con, tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương./.

Ái Nghiêm/VOV Tp Hồ Chí Minh

Viết bình luận

Tin liên quan

Chiếu phim về Bác Hồ phục vụ bà con vùng cao Thừa Thiên Huế
Chiếu phim về Bác Hồ phục vụ bà con vùng cao Thừa Thiên Huế

VOV4.VOV.VN - Tại huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế những ngày này, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND huyện A Lưới và các đơn vị tổ chức chiếu nhiều bộ phim về “Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh” phục vụ bà con

Chiếu phim về Bác Hồ phục vụ bà con vùng cao Thừa Thiên Huế

Chiếu phim về Bác Hồ phục vụ bà con vùng cao Thừa Thiên Huế

VOV4.VOV.VN - Tại huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế những ngày này, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND huyện A Lưới và các đơn vị tổ chức chiếu nhiều bộ phim về “Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh” phục vụ bà con

Bác Hồ mãi trong tim
Bác Hồ mãi trong tim

VOV4.VOV.VN - Với bà Cầm Thị Chiêu, nữ giáo viên dân tộc Thái đầu tiên của tỉnh Sơn La, nguyên Phó Trưởng Ty giáo dục Sơn La, kỷ niệm về 2 lần được gặp Bác Hồ, cùng những lời căn dặn của Bác luôn khích lệ bà góp sức mình cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp. 

Bác Hồ mãi trong tim

Bác Hồ mãi trong tim

VOV4.VOV.VN - Với bà Cầm Thị Chiêu, nữ giáo viên dân tộc Thái đầu tiên của tỉnh Sơn La, nguyên Phó Trưởng Ty giáo dục Sơn La, kỷ niệm về 2 lần được gặp Bác Hồ, cùng những lời căn dặn của Bác luôn khích lệ bà góp sức mình cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp. 

Lên Bắc Kạn thăm nơi Bác Hồ tặng thanh niên 4 câu thơ bất hủ
Lên Bắc Kạn thăm nơi Bác Hồ tặng thanh niên 4 câu thơ bất hủ

VOV4.VOV.VN - Di tích lịch sử Nà Tu, tỉnh Bắc Kạn là nơi lưu giữ những chiến công của lực lượng thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Pháp. Đây cũng là địa chỉ đỏ để tuổi trẻ hôm nay tiếp bước cha anh làm theo lời Bác “quyết chí ắt làm nên”.

Lên Bắc Kạn thăm nơi Bác Hồ tặng thanh niên 4 câu thơ bất hủ

Lên Bắc Kạn thăm nơi Bác Hồ tặng thanh niên 4 câu thơ bất hủ

VOV4.VOV.VN - Di tích lịch sử Nà Tu, tỉnh Bắc Kạn là nơi lưu giữ những chiến công của lực lượng thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Pháp. Đây cũng là địa chỉ đỏ để tuổi trẻ hôm nay tiếp bước cha anh làm theo lời Bác “quyết chí ắt làm nên”.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC