Vị tiến sĩ dành đam mê cho văn hóa dân tộc Mường
Thứ ba, 00:00, 23/05/2017 Việt Phú  bt ct + 1  ảnh Việt Phú bt ct + 1 ảnh

VOV4.VN - Cái duyên đến với việc nghiên cứu văn hóa dân gian của Tiến sỹ Bùi Văn Thành thật tình cờ và giản đơn, bởi ông được sinh ra và lớn lên ở mảnh đất lưu dấu nhiều giá trị văn hóa quý giá của người Mường. Văn hóa ấy thấm đẫm tâm hồn ông.

 

Tiến sỹ Bùi Văn Thành hiện đang công tác tại Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ Giáo dục và đào tạo). Từ mấy chục năm nay, ông dành tình cảm, sự đam mê, lòng nhiệt huyết cho văn hóa dân tộc mình. Nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian của ông được đánh giá cao về tính thực tiễn. Với ông, văn hóa Mường là đam mê không ngừng nghỉ.

 

Năm 2009, sau khi bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Văn học dân gian, Bùi Văn Thành dành phần lớn thời gian cho các hoạt động sưu tầm, biên soạn, phổ biến, giảng dạy văn hóa dân gian vùng người Mường ở tỉnh Hòa Bình.

 

Ông xây dựng các tài liệu bồi dưỡng giáo viên về giáo dục văn hóa dân tộc trong các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường phổ thông dân tộc bán trú trên phạm vi toàn quốc, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, các nhiệm vụ nghiên cứu của các địa phương về văn hóa dân tộc và ngôn ngữ dân tộc.  

 

Càng nghiên cứu, ông càng thấy văn hóa của dân tộc mình có giá trị sâu sắc, ẩn chứa trong những áng mo Mường cổ. Ông đã bỏ thời gian nghiên cứu về  những lời Mo, để rồi vỡ ra nhiều điều.

 


TS Bùi Văn Thành tại hội chợ ẩm thực Mường tại  Hòa Bình. Ảnh Việt Phú

 

Tiến sỹ Bùi Văn Thành được biết đến với nhiều công trình nghiên cứu, trong đó phải kể đến Văn hóa người Mường huyện Kim Bôi (NXB Văn hóa dân tộc, năm 2009); Nghệ thuật diễn xướng Mo Mường (NXB Thế giới năm 2016).

 

Tiến sỹ Bùi Văn Thành chia sẻ:  Để tiếp cận được những giá trị văn hóa cốt lõi dựa trên lý thuyết hiện nay vô cùng khó khăn đối với không chỉ riêng người dân tộc mà còn cả đối với những nhà nghiên cứu. Bởi nhiều tài liệu cổ, khi biên dịch và phổ biến rất khó tiếp cận, do chưa hiểu hết hoặc người dịch cũng không nắm rõ được bản chất. Nhưng với những người như ông lại là một lợi thế. Bởi vì ông là người con của đất Mường,được sống trong môi trường văn hóa ấy.

 

Theo TS Thành, để hiểu và tâm huyết với văn hóa dân gian, văn hóa dân tộc thì việc đào tạo tiếng nói, chữ viết chính là yếu tố quan trọng nhất. Bởi khi đã am hiểu tiếng nói, chữ viết, họ sẽ hiểu hơn về dân tộc mình. Theo ông, thậm chí đây là một việc làm cấp thiết lúc này.

 

 

Việt Phú/VOV4

 

Việt Phú bt ct + 1 ảnh

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC