Trẻ em và cuộc sống phía sau khu du lịch quốc gia Sa Pa
Thứ sáu, 00:00, 26/04/2019 Hoàng Thái Hoàng Thái
Những đứa trẻ này vẫn sẽ luôn nở nụ cười trên môi và hồn nhiên chơi đùa nếu không có những chuyến hàng thiện nguyện. Cuộc sống ở núi rừng Sa Pa là vậy. Nhưng chúng sẽ cảm thấy bớt lạnh khi đắp lên mình những tấm chăn ấm áp, sạch sẽ khi đêm xuống; sẽ bớt đói lòng khi có thêm gói mì nấu canh mỗi bữa; sẽ không phải vào rừng kiếm củi về đun nước tắm để trống chọi với cái rét khi đông về.

Giữa tháng 4/2019, tôi có dịp về lại Sa Pa, khu du lịch Quốc gia mỗi năm thu hút trên 2 triệu lượt khách với tổng doanh thu từ du lịch năm ngoái là hơn  4.000 tỷ đồng. Hàng ngàn phòng lưu trú được xếp hạng, có cả những phòng VIP với giá mỗi đêm đến cả chục triệu đồng.

Nhưng, vẻ hào nhoáng của phố thị Sa Pa không che dấu nổi một thực tế: đời sống của người dân bản địa ngày càng tụt hậu. Bên những khách sạn sang trọng là những mảnh đời trẻ thơ ngủ dưới những gốc sa mộc hoặc ngay rìa đường, nơi chúng bày bán mấy món đồ lưu niệm, cáu bẩn.

 

 

Em gái này mới 9 tuổi, em thường có mặt ở Sa Pa mỗi đêm thứ 7, Chủ nhật. Em kể, nhà ở cách thị trấn Sa Pa 8km. Mỗi thứ 7, Chủ nhật hàng tuần, em sẽ cõng theo cậu em trai trên lưng, đi bộ đến thị trấn Sa Pa bán đồ lưu niệm cho du khách. Một chiếc dây buộc cổ tay 10.000 đồng; một con cá bằng vải có giá 20.000 đồng.

Có những thứ 7, chủ nhật không bán được gì, hai chị em có khi phải nhịn cả ngày.

Phía sau vẻ tấp nập của phố thị Sa Pa là những cảnh đời trẻ thơ lang bạt kiếm sống.

Trường Tiểu học San Sả Hồ.

Cô Hiệu trưởng Lê Thị Thu Hằng cho biết, trường có 320 học sinh. Trong đó, diện bán trú là 48 em. Nhà nước hỗ trợ 556.000 đồng/em/tháng. Nhưng để có học sinh ra lớp, các thầy, cô quyết định nuôi thêm buổi trưa hơn 100 em không thuộc diện nhà nước trợ cấp bán trú. Theo cô Hiệu trưởng, không nuôi các em thì nhà các em ở xa về trưa không kịp đến trường học buổi 2. Đến lớp học các em được ăn cơm  thịt, đậu. Sau mỗi buổi học các em được hoạt dộng ngoại khóa, múa hát tập thể…., vì thế các em chăm đến trường, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần và nâng cao chất lượng học tập.

Phỏng vấn cô Hiệu trưởng: “Trường cách trung tâm huyện Sa Pa chỉ 6km nhưng ở đây học sinh 100% là dân tộc Mông. Khó khăn nhất đối với việc dạy và học là khả năng tiếng Việt của các em còn hạn chế. Tuy nhiên, với lòng nhiệt tình của các thầy, cô giáo, nhiệt huyết với các em học sinh nên những hoạt động ngoại khóa các cô thường xuyên hướng dẫn để giúp các em tự tin hơn khi đến trường”.

Nuôi thêm hơn 100 học sinh không có hỗ trợ từ nhà nước, 17 thầy, cô của nhà trường thực sự là những ông bố, bà mẹ, chăm học sinh như chăm chính những đứa con của mình, góp sức để các em không phải lên phố thị mỗi chiều thứ 7 mưu sinh.

Sáng 20/4, trường San Sả Hồ đón một đoàn khách đặc biệt: Các thành viên thiện nguyện thuộc Câu Lạc Bộ Mazda CX5.

“Các cháu ở đây cuộc sống còn nhiều vất vả. Hôm nay CLB chúng tôi về đây trao tặng quà và mong muốn san sẻ những khó khăn cùng các cháu”-Anh Hồ Thuận Phong, một thành viên CLB Mazda CX5 chia sẻ

Cùng chuyến thiện nguyện, anh Nguyễn Chung cho biết, đoàn đã đi bộ cả cây số dưới cái nắng nóng để tiếp cận một điểm trường, trao tận tay các cháu nhỏ những món quà thiện nguyện: “Vì đây là hoạt động thiện nguyện nên sự tự giác và ý thức của mọi người, dù đi bộ 3-4 cây số rừng núi vào tận đến điểm trường này đến với các em nhỏ thì sự quyết tâm của anh em thể hiện trên từng hành động, người bê, người vác từng hộp mì tôm, từng chăn đệm, từng gối bông, nhưng với lòng quyết tâm nên dù xa mấy cũng đến được”

Những đứa trẻ này vẫn sẽ luôn nở nụ cười trên môi và hồn nhiên chơi đùa nếu không có những chuyến hàng thiện nguyện. Cuộc sống ở núi rừng Sa Pa là vậy. Nhưng chúng sẽ cảm thấy bớt lạnh khi đắp lên mình những tấm chăn ấm áp, sạch sẽ khi đêm xuống; sẽ bớt đói lòng khi có thêm gói mì nấu canh mỗi bữa; sẽ không phải vào rừng kiếm củi về đun nước tắm để trống chọi với cái rét khi đông về.

Hơn hết, chúng sẽ cảm nhận được sự ấm áp của tình người, cảm nhận cuộc đời chúng kVV4ông bị lãng quên. Biết đâu đấy, nhiều đứa trong những đứa trẻ này sẽ không phải lên thị trấn Sa Pa mỗi thứ 7, Chủ nhật để bươn trải và phải ngủ bên những gốc cây hay bên rìa đường. Biết đâu đấy những đứa trẻ này sẽ là những thầy giáo, thầy thuốc hoặc những doanh nhân thành đạt trong tương lai. Cuộc đời mà. Hãy cứ tin những điều tốt đẹp sẽ đến./.

 

Hoàng Thái/VOV4

 

 

Hoàng Thái/VOV4

 

 

Hoàng Thái

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC