Sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam tại huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Phú Thọ. Ở điểm cuối thuộc Phú Thọ, sông Đà nhập với sông Hồng và sông Lô rồi đổ ra biển.
Trước đây, sông nổi tiếng hung dữ với nhiều thác ghềnh. Để xuôi dòng, người điều khiển thuyền phải có nhiều kinh nghiệm và vững tay chèo. Tài năng của những người lái đò từng được nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”.
Hiện tại, sông trở nên hiền hòa, nước trong xanh hơn nhiều. Ở một số khu vực, các địa phương đã tiến hành khai thác du lịch. Khách có thể đi thuyền xuôi dòng, lên thăm vài đảo, ở lại các homestay trên bờ.
Trên tuyến đường sông kéo dài hơn 500 km, bạn sẽ nhìn thấy nhiều con cầu nối đôi bờ, giúp người dân, hàng hóa dễ dàng di chuyển. Hình ảnh trong bài viết được ghi từ đoạn sông thuộc địa phận các xã Bắc Phong, Đá Đỏ đến bến phà Vạn Yên (thuộc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La).
Hai bên bờ là những dãy núi đồi nối nhau liên tiếp. Người dân canh tác rau màu, cây ăn trái ở một số vùng tạo nên các mảng màu xanh với đủ sắc độ.
Chiều buông trên sông Đà gợi nhớ tới phong cảnh hữu tình của vịnh Hạ Long.
Hiện nay, trên dòng sông Đà có ba thủy điện lớn là Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình. Bản làng trong khung hình là một bản người Mường thuộc xã Bắc Phong (huyện Phù Yên). Bản được di vén khi Nhà nước đắp đập xây dựng thủy điện Hòa Bình những năm 80 của thế kỷ 20.
Dù diện tích đất khá nhiều nhưng hầu hết đồi núi dốc. Người dân Bắc Phong phải bạt triền dốc tạo mặt bằng xây dựng nhà cửa. Mưu sinh từ nương đồi và từ chính nguồn thủy sản đánh bắt trên sông.
Mưu sinh trên sông.
Người phụ nữ này trở theo nước lọc, trái cây, bia rượu, mì gói...tiếp cận các thuyền du lịch, sẵn sàng phục vụ du khách có nhu cầu.
Cảnh sông nước cứ biến đổi liên tục theo chiều di chuyển của con thuyền.
Đồi núi dọc sông mùa này người dân đang dọn thực bì để chuẩn bị gieo trồng vụ mới. Nông sản ở đây chủ yếu là ngô, sắn và dưa. Những trái dưa sông Đà có hương vị thực sự thơm và ngọt.
Dưa sông Đà không bị bở bung như dưa bở vùng đồng bằng sông Hồng, vị ngọt thanh và mát.
Du khách sẽ thực sự sảng khoái khi thưởng thức chút dưa ướp với đá lạnh được cung cấp bởi người dân chèo đò và sẵn sàng phục vụ bạn ngay trên sông.
Để thuê những con thuyền du lịch trên sông Đà đoạn qua huyện Phù Yên, bạn có thể đến bến Vạn Yên, cách thị trấn Phù Yên khoảng 40 km. Mùa này nước sông Đà đang trong xanh và tĩnh lặng như mặt hồ. Cảnh sắc và ẩm thực sông nước Tây Bắc sẽ là lựa chọn thú vị cho những ai ưa thích du lịch sông nước./.
Viết bình luận
Tin liên quan
Trang phục người Thu Lao
VOV4.VOV.VN - Bản sắc của mỗi tộc người không chỉ được hình thành bởi tiếng nói, chữ viết, phong tục, lễ hội văn hóa mà còn thể hiện qua trang phục. Nhìn vào trang phục mà người ta phân biệt được đó là dân tộc nào.
Trang phục người Thu Lao
VOV4.VOV.VN - Bản sắc của mỗi tộc người không chỉ được hình thành bởi tiếng nói, chữ viết, phong tục, lễ hội văn hóa mà còn thể hiện qua trang phục. Nhìn vào trang phục mà người ta phân biệt được đó là dân tộc nào.
Giải "cơn khát" nước sạch cho bà con vùng biên giới Bình Phước
VOV4.VOV.VN - Nắng hạn kéo dài khiến người dân xã biên giới Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Hệ thống giếng nước của các hộ dân và nguồn nước tập trung đã đầu tư trước đây đều cạn kiệt khiến người dân chật vật mua nước giá cao. Để giải quyết nhu cầu nước sạch, chính quyền địa phương đã cho khoan 2 giếng nước công nghiệp tập trung, giúp bà con giải cơn khát giữa những ngày hè nắng nóng.
Giải "cơn khát" nước sạch cho bà con vùng biên giới Bình Phước
VOV4.VOV.VN - Nắng hạn kéo dài khiến người dân xã biên giới Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Hệ thống giếng nước của các hộ dân và nguồn nước tập trung đã đầu tư trước đây đều cạn kiệt khiến người dân chật vật mua nước giá cao. Để giải quyết nhu cầu nước sạch, chính quyền địa phương đã cho khoan 2 giếng nước công nghiệp tập trung, giúp bà con giải cơn khát giữa những ngày hè nắng nóng.
Bản Liền-điểm đến ấn tượng
VOV4.VOV.VN - Đến cao nguyên trắng Bắc Hà (Lào Cai), du khách không chỉ tham quan một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở thị trấn, mà có thể đến các bản làng của đồng bào các dân tộc để khám phá và trải nghiệm. Một trong những điểm chắc chắn làm hài lòng du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng và bản sắc văn hoá dân tộc-đó là xã Bản Liền (Chương trình sắc màu dân tộc Việt Nam ngày 28/4/2024).
Bản Liền-điểm đến ấn tượng
VOV4.VOV.VN - Đến cao nguyên trắng Bắc Hà (Lào Cai), du khách không chỉ tham quan một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở thị trấn, mà có thể đến các bản làng của đồng bào các dân tộc để khám phá và trải nghiệm. Một trong những điểm chắc chắn làm hài lòng du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng và bản sắc văn hoá dân tộc-đó là xã Bản Liền (Chương trình sắc màu dân tộc Việt Nam ngày 28/4/2024).