Trước kia, người Pa Cô ( một nhóm thuộc dân tộc Tà Ôi) sống gần như tách biệt, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Cuộc sống của họ phần nhiều dựa vào tự nhiên bằng cách săn bắt và hái lượm. Hơn 60 năm trước, nghe theo lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ, người Pa Cô đã bước ra khỏi rừng già để lập làng, lập bản. Từ cuộc sống ăn hang ở lỗ, từ mái đá hoang vu, người Pa Cô đã và đang từng bước hòa nhập với cộng đồng về mọi mặt, nhất là trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Trước khi ổn định cuộc sống tại những buôn làng, cuộc sống người Pa Cô thường lang thang du canh du cư qua nhiều vùng đất khác nhau cho nên người dân tộc Pa Cô không có điều kiện để hương khói, chăm sóc phần mồ mả của ông bà tổ tiên mình. Thế nên, cứ khoảng mười, mười lăm năm hay hai mươi năm các bản làng người dân tộc Pa Cô sẽ tổ chức lễ A Riêu Ping một lần nhằm báo hiếu với ông bà tổ tiên của mình. Lễ hội này được duy trì đến ngày nay.
Đầu tháng 8.2023, đồng bào Pa Cô ở bản Ân Triêng, xã Trung Sơn, huyện miền núi A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế đã tưng bừng tổ chức lễ hội A Riêu Ping với đầy đủ lễ tục cổ xưa và cả những nét văn hóa mới.
Địa điểm tổ chức là một bãi đất trống. Trước khi chính thức khai hội, những người đàn ông khéo nhất bản được chọn đục đẽo những thân cây thành các biểu tượng A Ponl đặc trưng phục vụ lễ hội.
Anh Hồ Văn Lồi giải thích về biểu tượng A Ponl
Thời gian tổ chức lễ hội thường kéo dài trong ba ngày, ba đêm. Trong những ngày đó, phụ nữ, đàn ông Pa Cô cùng nhau chuẩn bị nhiều sản vật dâng lên tổ tiên và thiết đãi khách quý.
Trước khi cất bốc hài cốt người đã khuất về nhà mồ 3 ngày, các gia đình và dòng họ làm lễ cúng Giàng và người đã khuất cáo mời về dự lễ A Riêu Ping.
Sau khi làm các lễ tục mời gọi và hỏi ý kiến người âm, sáng sớm hôm sau, dân làng sẽ đến các phần mộ của người đã khuất tiến hành các phần việc bốc mộ. Theo luật tục, khi bốc các hài cốt còn mới, các gia đình đặt câu hỏi "bốc hết chưa", người giúp cất bốc chỉ cần lấy một vài bộ phận nào đó tượng trưng mà trả lời "hết rồi" thì xem như hài cốt người quá cố đã được lấy hết và đưa vào các t'ràng (tiểu) mang về như những người khác.
Già làng Hồ Hạnh, bản Ân Triêng 1, xã Trung Sơn, huyện A Lưới cho biết, việc đặt nhà mồ cũng phải tuân theo thứ tự. Nhà mồ của chủ làng được đặt ở ví trí đầu tiên, kế theo là các dòng họ của làng. Địa điểm đặt nhà mồ đặt ở gần các con suối có nước chảy quanh năm. Theo quan niệm của người Pa Cô, việc đặt nhà mồ ở đó để những người đã khuất luôn mát mẻ và thuận lợi trong làm ăn ở thế giới bên kia. Phía trước nhà mồ được trang trí bằng các họa tiết hình truyền thống với gam màu chủ đạo là đỏ, đen và trắng.
Lo xong việc nhà mồ, trai làng thay nhau đánh chiêng, đánh trống và nhảy múa, ca hát suốt ngày đêm, gọi là "đánh trống, chiêng "nuôi" người đã khuất". Để tỏ lòng tôn kính, những người đến dự lễ cũng tham gia vào các màn nhảy múa. Có những lúc đoàn "vũ công" lên đến cả trăm người. Họ vừa nhảy, vừa hát.
Cứ thế, cuộc múa hát kéo dài cho đến ngày thứ ba thì dân làng và khách mời cũng như khách thập phương cùng tham gia vào lễ đâm trâu. Theo tục lệ cũ, mỗi dòng họ trong làng bắt buộc phải có một con trâu lớn cúng lễ; nay thực hiện theo nếp sống mới, việc tổ chức lễ hội cũng có sự thay đổi, tránh lãng phí, tốn kém. Theo đó, các họ tộc tùy theo khả năng có thể tế trâu, bò hoặc dê đều được. /.
Hoàng Thái/VOV4
Viết bình luận
Tin liên quan
Tưng bừng Lễ hội Khu Cù Tê của người La Chí ở Bắc Hà
VOV4.VOV.VN - Ngày 26/7, tại thôn Mào Phố, Phòng Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thông huyện Bắc Hà (Lào Cai) phối hợp với Đảng ủy xã Nậm khánh tổ chức tái hiện Lễ hội Khu Cù Tê - Tết tháng Bảy của người La Chí, với những nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc, độc đáo, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách và Nhân dân trong xã tham gia.
Tưng bừng Lễ hội Khu Cù Tê của người La Chí ở Bắc Hà
VOV4.VOV.VN - Ngày 26/7, tại thôn Mào Phố, Phòng Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thông huyện Bắc Hà (Lào Cai) phối hợp với Đảng ủy xã Nậm khánh tổ chức tái hiện Lễ hội Khu Cù Tê - Tết tháng Bảy của người La Chí, với những nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc, độc đáo, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách và Nhân dân trong xã tham gia.
Mùa Mí Lử cần 30 triệu đồng để điều trị hồi sức
VOV4.VOV.VN - Em Mùa Mí Lử, 16 tuổi, là người dân tộc Mông ở xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.Gần đây Lử có triệu chứng sưng phù nề, suy đa phù tạng, kèm tình trạng đông máu nặng. Em được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang và được chuyển xuống trung tâm hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai và đang trong tình trạng hết sức nguy kịch.(Kết nối 54 ngày 29/7)
Mùa Mí Lử cần 30 triệu đồng để điều trị hồi sức
VOV4.VOV.VN - Em Mùa Mí Lử, 16 tuổi, là người dân tộc Mông ở xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.Gần đây Lử có triệu chứng sưng phù nề, suy đa phù tạng, kèm tình trạng đông máu nặng. Em được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang và được chuyển xuống trung tâm hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai và đang trong tình trạng hết sức nguy kịch.(Kết nối 54 ngày 29/7)
Phụ nữ ngày càng tham gia sâu rộng trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội
VOV4.VOV.VN - Sáng nay (25/7), tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam-Ban Tổ chức Trung ương-Ban Dân vận Trung ương và Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp tổ chức Hội thảo "Phát huy vai trò đội ngũ cán bộ nữ và việc thực hiện chính sách đối với nhóm phụ nữ đặc thù các tỉnh phía Bắc".
Phụ nữ ngày càng tham gia sâu rộng trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội
VOV4.VOV.VN - Sáng nay (25/7), tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam-Ban Tổ chức Trung ương-Ban Dân vận Trung ương và Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp tổ chức Hội thảo "Phát huy vai trò đội ngũ cán bộ nữ và việc thực hiện chính sách đối với nhóm phụ nữ đặc thù các tỉnh phía Bắc".
Ban Tôn giáo Chính phủ: Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ mang danh tôn giáo, nhưng bản chất là tà giáo
VOV4.VOV.VN - Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ là giáo phái mang danh tôn giáo, nhưng hoạt động theo mô hình đa cấp, bản chất tà giáo của tổ chức này đã bộc lộ rõ nét.
Ban Tôn giáo Chính phủ: Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ mang danh tôn giáo, nhưng bản chất là tà giáo
VOV4.VOV.VN - Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ là giáo phái mang danh tôn giáo, nhưng hoạt động theo mô hình đa cấp, bản chất tà giáo của tổ chức này đã bộc lộ rõ nét.
Kon Tum: Tín hiệu tích cực trong thu hút đầu tư, sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh
VOV4.VOV.VN - So với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, Kon Tum không có nhiều lợi thế để thu hút đầu tư, song nhờ thực hiện tổng hợp các giải pháp, hơn 2 năm qua, Kon Tum đã thu hút được 68 dự án với tổng vốn đăng ký trên 18.000 tỷ đồng. (Chương trình Dân tộc và phát triển ngày 14/7)
Kon Tum: Tín hiệu tích cực trong thu hút đầu tư, sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh
VOV4.VOV.VN - So với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, Kon Tum không có nhiều lợi thế để thu hút đầu tư, song nhờ thực hiện tổng hợp các giải pháp, hơn 2 năm qua, Kon Tum đã thu hút được 68 dự án với tổng vốn đăng ký trên 18.000 tỷ đồng. (Chương trình Dân tộc và phát triển ngày 14/7)
Phong tục cưới hỏi của người Sán chí
VOV4.VOV.VN - Theo phong tục truyền thống trước đây, trước khi chuẩn bị xây dựng gia đình cho con, người Sán Chí ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang phải có tục đi đến nhà gái làm Lễ đặt gánh, bằng những điệu hát Chấu cộ có từ ngày xưa (Chương trình tìm hiểu các dân tộc 5/7/2023)
Phong tục cưới hỏi của người Sán chí
VOV4.VOV.VN - Theo phong tục truyền thống trước đây, trước khi chuẩn bị xây dựng gia đình cho con, người Sán Chí ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang phải có tục đi đến nhà gái làm Lễ đặt gánh, bằng những điệu hát Chấu cộ có từ ngày xưa (Chương trình tìm hiểu các dân tộc 5/7/2023)
Lễ tết và tục thờ cúng thành hoàng, lễ hội người Sán Chí
VOV4.VOV.VN - Người Sán Chí ở tỉnh Bắc Giang (một nhóm của dân tộc Sán Chay) có nhiều nét văn hóa đậm đà bản sắc, mang giá trị nhân văn cao đẹp. Chúng ta cùng tìm hiểu về tục thờ thành hoàng và lễ hội đình làng,tưởng nhớ các bậc tiền bối có công với thôn bản, của tộc người này. (Chương trình THCDTVN 10/7/2023)
Lễ tết và tục thờ cúng thành hoàng, lễ hội người Sán Chí
VOV4.VOV.VN - Người Sán Chí ở tỉnh Bắc Giang (một nhóm của dân tộc Sán Chay) có nhiều nét văn hóa đậm đà bản sắc, mang giá trị nhân văn cao đẹp. Chúng ta cùng tìm hiểu về tục thờ thành hoàng và lễ hội đình làng,tưởng nhớ các bậc tiền bối có công với thôn bản, của tộc người này. (Chương trình THCDTVN 10/7/2023)