Tung học viên vào thực tiễn, góp phần đấu tranh hiệu quả với tội phạm vùng biên
Thứ sáu, 15:16, 03/03/2023 Hoàng Thái/VOV4 Hoàng Thái/VOV4
VOV4.VOV.VN - Học viện Biên phòng thường xuyên cử giảng viên đi thực tế, khảo sát các tuyến biên giới, kịp thời nắm bắt kiến thức thực tiễn, khái quát thành lý luận đưa vào giảng dạy-Thiếu tướng Nguyễn Thái Sinh, Chính ủy Học viện Biên phòng.

Nhân dịp kỷ niệm 64 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3/3/959 – 3/3/2023) và 34 năm Ngày hội biên phòng toàn dân, hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Học viện Biên Phòng (20/05/1963-20/05/2023), Thiếu tướng Nguyễn Thái Sinh, Chính ủy Học viện Biên phòng đã có cuộc trao đổi với phóng viên Đài TNVN về một số kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, đào tạo, nghiên cứu khoa học thời gian qua; đổi mới phương pháp giảng dạy của Học viện trong tình hình mới.

Phóng viên Hoàng Thái: Xin đồng chí cho biết những nét chính trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học tại Học viện thời gian qua?.

Thiếu tướng Nguyễn Thái Sinh: Trong thời gian qua, Học viện Biên phòng đã thực hiện chủ trương, phương châm của Bộ Quốc phòng, đó là chất lượng giáo dục đào tạo, là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Trước hết, Học viện Biên phòng đã đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình để đảm bảo cho nội dung chương trình sát với thực tiễn, tránh trùng lặp, phù hợp với các đối tượng đào tạo. Thứ hai là chúng tôi đổi mới mạnh mẽ về phương pháp. Chúng tôi cử giảng viên đi thực tế, khảo sát các tuyến biên giới để kịp thời nắm bắt những kiến thức từ thực tiễn, khái quát thành lý luận để đưa vào giảng dạy.

Chúng tôi phối hợp với các tỉnh biên giới, kết nghĩa với 10 tỉnh biên giới, những tỉnh trọng điểm, hàng tháng các đơn vị đó gửi các số liệu, các báo cáo về để chúng tôi cập nhật kiến thức thực tiễn. Chúng tôi đang phối hợp với các tỉnh, các cơ quan của Bộ đội Biên phòng để mời các chuyên gia, các đồng chí mà đã có kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trên các mặt công tác về để nói chuyện chuyên đề, tham gia giảng dạy tại Học viện. Chúng tôi đã đưa rất nhiều chủ trương gắn giữa lý luận với thực tiễn.

Về công tác nghiên cứu khoa học, Học viện triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp Bộ Quốc phòng và hiện đang chủ trì nghiên cứu một đề tài cấp Bộ. Ngoài ra, Học viên cũng tham gia các đề tài khoa học cấp ngành, của Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và Bộ đội Biên phòng; tổ chức nghiên cứu các đề tài, sáng kiến cải tiến mô hình học cụ, các sáng kiến về quản lý bảo vệ an ninh biên giới; quản lý bảo vệ an ninh cửa khẩu.v.v... để kịp thời cùng với Bộ đội Biên phòng áp dụng các sáng kiến vào thực tiễn. Thông qua các đề tài khoa học đó, kịp thời khái quát những vấn đề thực tiễn thành lý luận, từ đó biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ công tác giảng dạy. Công tác giáo dục đào tạo và công tác nghiên cứu khoa học luôn gắn bó rất chặt chẽ với nhau.

Phóng viên Hoàng Thái: Vừa qua, công tác đào tạo của Học viện được Học viện- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đánh giá cao, là vừa trúng vừa sát thực tiễn, góp phần giảm thương vong trong quá trình đánh án cũng như làm tăng hiệu quả các mặt hoạt động của biên phòng.  Xin đồng chí cho biết, Học viện đã và đang đổi mới công tác đào tạo như thế nào cho phù hợp với tình hình mới hiện nay?

Thiếu tướng Nguyễn Thái Sinh: Thực tiễn biên giới diễn ra rất phức tạp, nhanh chóng, đặc biệt là hoạt động của các loại tội phạm. Có thể nói hoạt động của các loại tội phạm liên tục thay đổi về âm mưu, phương thức, thủ đoạn. Do đó, trong giảng dạy, chúng tôi thường xuyên phải cập nhật những kiến thức thực thực tiễn. Đặc biệt, nắm bắt âm mưu, thủ đoạn của địch để từ đó có phương án đối phó, giảng dạy, trang bị cho học viên. Chúng tôi thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giảng viên đi khảo sát, đúc rút, nắm bắt kinh nghiệm đánh án của các đơn vị, của Bộ đội Biên phòng các địa phương. Những khi có xuất hiện những vấn đề mới, chúng tôi chủ động đến khảo sát, tìm hiểu và xin báo cáo tổng kết của các đơn vị để về nghiên cứu và điều chỉnh nội dung cũng như phương pháp giảng dạy.

Từ thực tế đó, đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện luôn say mê, tích cực nghiên cứu và cải tiến mọi mặt công tác, đặc biệt là phương pháp giảng dạy. Riêng các lĩnh vực như võ thuật, đặc nhiệm, đánh án, thì chúng tôi cập nhật và đổi mới thường xuyên. Từ đó giúp cho học viên cập nhật kịp thời các kiến thức.  Hằng năm, các đơn vị trong Bộ đội Biên phòng cũng tổ chức đưa cán bộ về Học viện Biên phòng để tập huấn, bổ sung những kiến thức mới để khi rời Học viện trở về thực tiễn là các đồng chí có thể áp dụng được ngay.

Phóng viên Hoàng Thái: Được biết là thời điểm đầu năm 2020, khi dịch bệnh Covid 19 bùng phát thì Học viện đã cử hàng ngàn học viên, cán bộ giảng viên đến với các địa bàn biên giới để cùng với Bộ đội Biên phòng các địa phương và nhân dân địa phương góp phần ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Đó là phẩm chất tốt đẹp mà Học viện luôn dày công gây dựng. Thời gian tới đây, Học viện sẽ làm gì để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp trong suốt 60 năm qua?

Thiếu tướng Nguyễn Thái Sinh: Đó cũng là một chủ trương để gắn giữa giáo dục đào tạo với lý luận thực tiễn đấy. Tức là khi biên giới nảy sinh những vấn đề mới về công tác giáo dục đào tạo chúng tôi phải đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn ngay.  Vừa qua,  khi đại dịch Covid 19 bùng phát, yêu cầu biên giới là phải kiểm soát chặt chẽ các đường mòn lối mở, kiểm soát chặt chẽ biên giới. Chúng tôi đưa học viên lên, vừa  góp phần vào kiểm soát dịch bệnh nhưng đồng thời cũng là gắn giáo dục đào tạo với lý luận thực tiễn. Thông qua đó để giáo dục học viên về tinh thần trách nhiệm đối với quê hương,  đất nước và nhân dân. Giáo dục học viên về ý chí khắc phục khó khăn gian khổ để thực hiện nhiệm vụ. Đó cũng là truyền thống của Học viện trong 60 năm qua. Trong thời gian tới, chúng tôi vừa đào tạo vừa giáo dục cho cán bộ giảng viên tiếp tục giữ vững truyền thống đó. Trước những đòi hỏi của tình hình mới, chúng tôi luôn luôn sẵn sàng và quyết tâm để thực hiện mọi nhiệm vụ. Không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục đào tạo mà bất cứ nhiệm vụ gì khi mà Đảng, Nhà nước, quân đội và Bộ đội Biên phòng giao cho thì đều quyết tâm và thực hiện thắng lợi.

Phóng viên Hoàng Thái: Vâng, xin cảm ơn đồng chí Thiếu tướng!

Hoàng Thái/VOV4

Viết bình luận

Tin liên quan

Bác sỹ vùng cao hết lòng với người bệnh ung thư
Bác sỹ vùng cao hết lòng với người bệnh ung thư

VOV4.VOV.VN - Là một người thầy thuốc vùng cao, bác sĩ Tô Minh Hùng – Giám đốc Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai luôn day dứt, trăn trở, nỗ lực, trách nhiệm với những bệnh nhân ung thư.

Bác sỹ vùng cao hết lòng với người bệnh ung thư

Bác sỹ vùng cao hết lòng với người bệnh ung thư

VOV4.VOV.VN - Là một người thầy thuốc vùng cao, bác sĩ Tô Minh Hùng – Giám đốc Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai luôn day dứt, trăn trở, nỗ lực, trách nhiệm với những bệnh nhân ung thư.

Liên kết sản xuất ở vùng trồng dâu, nuôi tằm lớn nhất Yên Bái
Liên kết sản xuất ở vùng trồng dâu, nuôi tằm lớn nhất Yên Bái

VOV4.VOV.VN - Thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, hiện nay ở tỉnh miền núi Yên Bái, đặc biệt là tại huyện nông thôn mới Trấn Yên - vùng trồng dâu, nuôi nằm lớn nhất địa phương này, đã hình thành những chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả cao.

Liên kết sản xuất ở vùng trồng dâu, nuôi tằm lớn nhất Yên Bái

Liên kết sản xuất ở vùng trồng dâu, nuôi tằm lớn nhất Yên Bái

VOV4.VOV.VN - Thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, hiện nay ở tỉnh miền núi Yên Bái, đặc biệt là tại huyện nông thôn mới Trấn Yên - vùng trồng dâu, nuôi nằm lớn nhất địa phương này, đã hình thành những chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả cao.

Đổi thay ở bản nghèo người La Hủ
Đổi thay ở bản nghèo người La Hủ

VOV4.VOV.VN - Với tập quán du canh, du cư, cuộc sống không ổn định nên cái đói nghèo thường xuyên đeo bám người La Hủ ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Được bộ đội Biên phòng tuyên truyền, vận động, giúp định canh, định cư và hướng dẫn triển khai các mô hình kinh tế mới, đời sống của đồng bào đã có nhiều đổi thay.

Đổi thay ở bản nghèo người La Hủ

Đổi thay ở bản nghèo người La Hủ

VOV4.VOV.VN - Với tập quán du canh, du cư, cuộc sống không ổn định nên cái đói nghèo thường xuyên đeo bám người La Hủ ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Được bộ đội Biên phòng tuyên truyền, vận động, giúp định canh, định cư và hướng dẫn triển khai các mô hình kinh tế mới, đời sống của đồng bào đã có nhiều đổi thay.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC