Kiến nghị xem xét, giao đất sản xuất cho các hộ dân xã nghèo biên giới Thanh Hóa
Thứ sáu, 10:16, 11/08/2023 TTXVN TTXVN
VOV4.VOV.VN - Nhiều năm qua, 151 hộ dân thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo của xã biên giới Yên Khương (huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) luôn trong tình trạng thiếu đất sản xuất. Không có đất canh tác, nuôi trồng, cuộc sống của bà con nơi đây chỉ phụ thuộc vào khai thác, thu nhặt lâm sản và chăn nuôi nhỏ lẻ. Người dân mong muốn, chính quyền sớm có giải pháp, cấp đất sản xuất để có thể phát triển các mô hình sinh kế, ổn định cuộc sống.

 

Yên Khương, huyện Lang Chánh là xã thuộc khu vực biên giới đặc biệt khó khăn. Cuộc sống của người dân rất vất vả. Do thiếu đất sản xuất, bà con chỉ vào rừng hái lá dong, lá chuối, rau rừng… về bán để kiếm sống. Theo rà soát của UBND huyện Lang Chánh, các hộ dân nơi đây đang thiếu khoảng 365 ha đất sản xuất. Nguyên nhân là do khu vực này thuộc vùng lõi, vùng đệm đất lâm nghiệp (do Đồn Biên phòng Yên Khương, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thanh Hóa quản lý) nên địa phương không thể cấp cho các hộ dân xã Yên Khương.

Anh Lò Văn Chinh (bản Xắng Hằng) cho hay, gia đình anh rất khó khăn và đang phải sống nhờ trên đất quốc phòng do Đồn Biên phòng Yên Khương quản lý. Mỗi ngày, anh phải đi rừng, thu hái lâm sản và làm đủ nghề để mưu sinh nhưng cũng không đủ trang trải cuộc sống.

Còn theo anh Lò Văn Xèm (bản Xắng Hằng) kể, thì do không có đất canh tác, anh phải làm thuê đủ nghề để kiếm sống, nhưng vẫn không thoát được đói, nghèo. Anh mong muốn, thời gian tới, các cấp chính quyền quan tâm, cấp đất cho các hộ dân trong bản để bà con có đất sản xuất, canh tác, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

“Những năm qua, một số hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình có người già yếu được Đồn Biên phòng giúp đỡ, cho mượn tạm đất để canh tác trồng sắn, ngô. Cuộc sống cũng đỡ vất vả hơn. Nhưng do thời tiết khắc nghiệt, mưa gió thất thường nên cũng có vụ được, vụ mất, chưa kể bị chuột phá…” - anh Lò Văn Xèm cho biết thêm.

Trước thực trạng lâu nay người dân xã biên giới Yên Khương thiếu đất sản xuất, UBND huyện Lang Chánh đã kiến nghị cấp trên cần có chính sách thu hồi đất của Đồn Biên phòng Yên Khương để bàn giao lại cho các hộ thiếu đất ở, đất sản xuất. Những gia đình không có hoặc thiếu đất sản xuất nhưng quỹ đất không còn, sẽ chuyển sang giao khoán bảo vệ và trồng rừng…

Ông Nguyễn Viết Thắng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lang Chánh khẳng định, UBND huyện đã phối hợp với UBND xã Yên Khương, Đồn Biên phòng Yên Khương cùng các đơn vị liên quan thực hiện rà soát các diện tích đất phù hợp để kiến nghị cấp trên bàn giao về địa phương quản lý, cấp cho gia đình không có đất sản xuất. Thời gian tới, UBND huyện mong muốn, UBND tỉnh Thanh Hóa, các sở, ban, ngành quan tâm, giải quyết kiến nghị về cấp đất sản xuất của người dân xã biên giới Yên Khương.

Với đặc thù là huyện nghèo thuộc diện 30A của cả nước, huyện Lang Chánh không có quỹ đất để chia cho các hộ dân. Trong khi đó, kinh phí để khai hoang quỹ đất mới rất lớn, vượt khả năng của địa phương. UBND huyện Lang Chánh đã nhiều lần báo cáo thực tế này lên cấp trên; đồng thời đề xuất với UBND tỉnh xem xét bàn giao cho địa phương một phần diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện Nhà nước quản lý để giao cho hộ dân thiếu đất sản xuất.../.

TTXVN

Viết bình luận

Tin liên quan

Tăng khả năng tiếp cận thông tin, tri thức cho đồng bào vùng sâu, vùng xa
Tăng khả năng tiếp cận thông tin, tri thức cho đồng bào vùng sâu, vùng xa

VOV4.VOV.VN - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ký văn bản số 1974/QÐ-BVHTTDL về việc Triển khai thực hiện nhiệm vụ "Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" năm 2023.

Tăng khả năng tiếp cận thông tin, tri thức cho đồng bào vùng sâu, vùng xa

Tăng khả năng tiếp cận thông tin, tri thức cho đồng bào vùng sâu, vùng xa

VOV4.VOV.VN - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ký văn bản số 1974/QÐ-BVHTTDL về việc Triển khai thực hiện nhiệm vụ "Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" năm 2023.

Loạt bài: Danh phận dưới những tán rừng
Loạt bài: Danh phận dưới những tán rừng

VOV4.VOV.VN - Kon Tum là tỉnh có tỷ lệ độ che phủ của rừng rất cao, trên 71% diện tích tự nhiên. Rất nhiều hộ cá nhân, nhóm cộng đồng và các công ty ở Kon Tum đã nhận rừng bảo vệ, thuê rừng để sản xuất như trồng cây dược liệu, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng… Rừng đã mang lại lợi ích trước mắt và lâu dài cho từng gia đình, nên càng được bảo vệ nghiêm ngặt. Rừng đúng nghĩa là vàng, bởi đã mang lại cuộc sống ấm no hơn, cho những chủ nhân biết cách nuôi dưỡng, khai thác.

Loạt bài: Danh phận dưới những tán rừng

Loạt bài: Danh phận dưới những tán rừng

VOV4.VOV.VN - Kon Tum là tỉnh có tỷ lệ độ che phủ của rừng rất cao, trên 71% diện tích tự nhiên. Rất nhiều hộ cá nhân, nhóm cộng đồng và các công ty ở Kon Tum đã nhận rừng bảo vệ, thuê rừng để sản xuất như trồng cây dược liệu, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng… Rừng đã mang lại lợi ích trước mắt và lâu dài cho từng gia đình, nên càng được bảo vệ nghiêm ngặt. Rừng đúng nghĩa là vàng, bởi đã mang lại cuộc sống ấm no hơn, cho những chủ nhân biết cách nuôi dưỡng, khai thác.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC