Sớm hình thành khu ở mới
Vùng núi ở xã Phước Kháng, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuân được cảnh báo là khu vực nguy hiểm do tình trạng sạt lở và đá lăn xuống mỗi khi mưa lớn.
Để đảm bảo an toàn cho hơn 50 hộ gia đình đồng bào dân tộc Raglai sống ven chân núi ở 3 thôn Đá Mài Trên, Đá Mài Dưới và Cầu Đá, năm 2022, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng một khu tái định cư có diện tích gần 5ha, với tổng mức đầu tư 93 tỷ đồng để tổ chức di dân ra khỏi khu vực sạt lở.
Ông Nguyễn Đăng Thư, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thuận Bắc cho biết, khu tái định cư sẽ phân 175 lô, diện tích trung bình mỗi lô từ 202-240m2.
Về tiến độ dự án trong năm 2022 – 2025, đến nay, hợp phần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã hoàn thành. Huyện đang thực hiện bồi thường, hỗ trợ di dân từ khu ở cũ ra khu ở mới và dự kiến sẽ hoàn thành trong 2024, sớm ổn định chỗ ở cho bà con.
Hiện chủ đầu tư dự án đang phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác bồi thường. Chính quyền địa phương cũng đưa ra chính sách hỗ trợ các hộ gia đình di dời, đặc biệt là kinh phí xây dựng nhà ở mới.
Đối với hộ nghèo, chính quyền địa phương hỗ trợ 100% kinh phí xây nhà ở với mức 178 triệu đồng. Những hộ không thuộc diện hộ nghèo thì được hỗ trợ bằng 50% mức hỗ trợ hộ nghèo.
Khi tập quán gắn chặt với nơi ở lâu đời
Theo ông Chamalé Hiu, Chủ tịch UBND xã Phước Kháng, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, đến nay xã cũng đã tổ chức họp dân. Hầu hết các hộ gia đình đều đồng tình di dời về nơi ở mới. Tuy nhiên, bà con cũng bày tỏ băn khoăn khi đất cũ không còn, thì bà con không còn đất để sản xuất.
"Địa phương rất mừng khi có chủ trương này. 37 hộ chuẩn bị phân lô trước, trong đó 11 hộ dân đề nghị Nhà nước xây nhà, còn 26 hộ đề nghị tự xây. Dự án di dân này cũng hơi chậm. Chậm không phải do thi công chậm mà là do vướng cơ chế"- Chamalé Hiu.
Phước Kháng là xã thuần đồng bào dân tộc Raglai của huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Toàn xã có hơn 653 hộ, trong đó có hơn 400 hộ nghèo. Đời sống của bà con chủ yếu làm nông, trồng trọt phụ thuộc vào nước trời và một số ít chăn nuôi bò, dê và cừu, nên đời sống rất khó khăn, năm nào cũng được Nhà nước cứu đói.
Bởi vậy, để sớm giải quyết vướng mắc trong quá trình triển khai dự án, UBND huyện Thuận Bắc, đã có văn bản số 3092 gửi UBND tỉnh Ninh Thuận để xin chủ trương hỗ trợ các hộ gia đình thuộc đối tượng di chuyển về nơi ở mới.
Theo đó, ngoài việc hỗ trợ xây nhà tái định cư thì còn cấp lại đất cho các hộ gia đình di dời để canh tác trồng trọt và chăn nuôi. Đối với các lô đất còn lại của dự án sau khi hoàn tất việc tái định cư sẽ giao lại cho địa phương sử dụng để thực hiện chính sách cấp đất ở cho đối tượng có nhu cầu./.
Viết bình luận
Tin liên quan
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số
VOV4.VOV.VN: Nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, gắn với phát triển du lịch cộng đồng, hiện nay nhiều địa phương miền núi đã xây dựng được các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Thông qua các hoạt động, văn hóa truyền thống của đồng bào không chỉ lan tỏa trong cộng đồng, mà còn tới du khách thập phương. (Chương trình Dân tộc phát triển ngày 18/9/2029)
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số
VOV4.VOV.VN: Nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, gắn với phát triển du lịch cộng đồng, hiện nay nhiều địa phương miền núi đã xây dựng được các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Thông qua các hoạt động, văn hóa truyền thống của đồng bào không chỉ lan tỏa trong cộng đồng, mà còn tới du khách thập phương. (Chương trình Dân tộc phát triển ngày 18/9/2029)
Ninh Thuận đạt nhiều kết quả nổi bật trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN
VOV4.VOV.VN - Tại Hội nghị toàn quốc công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2024 vừa qua, bà Pi Năng Thị Thủy, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận có tham luận về “Kết quả nổi bật trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025”.
Ninh Thuận đạt nhiều kết quả nổi bật trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN
VOV4.VOV.VN - Tại Hội nghị toàn quốc công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2024 vừa qua, bà Pi Năng Thị Thủy, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận có tham luận về “Kết quả nổi bật trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025”.
Ninh Thuận: Hướng tới Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm
VOV4.VOV.VN - Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 27- 29/9 tại tỉnh Ninh Thuận với sự tham gia của 9 tỉnh, thành phố có đồng bào Chăm sinh sống. Các hoạt động tại Ngày hội góp phần tôn vinh, giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm tới bạn bè trong nước và quốc tế. Hiện Ninh Thuận đang tất bật chuẩn bị cho ngày hội.
Ninh Thuận: Hướng tới Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm
VOV4.VOV.VN - Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 27- 29/9 tại tỉnh Ninh Thuận với sự tham gia của 9 tỉnh, thành phố có đồng bào Chăm sinh sống. Các hoạt động tại Ngày hội góp phần tôn vinh, giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm tới bạn bè trong nước và quốc tế. Hiện Ninh Thuận đang tất bật chuẩn bị cho ngày hội.
Nhiều hồ trơ đáy, Ninh Thuận có nguy cơ thiếu nước khi nắng nóng còn kéo dài
VOV4.VOV.VN - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho biết, tính đến cuối tháng 3, có 3/23 hồ chứa trên địa bàn đã trơ đáy do nắng nóng gay gắt. Một số ao, giếng có nguy cơ cạn nước và nhiễm mặn trong mùa khô năm 2024, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Nhiều hồ trơ đáy, Ninh Thuận có nguy cơ thiếu nước khi nắng nóng còn kéo dài
VOV4.VOV.VN - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho biết, tính đến cuối tháng 3, có 3/23 hồ chứa trên địa bàn đã trơ đáy do nắng nóng gay gắt. Một số ao, giếng có nguy cơ cạn nước và nhiễm mặn trong mùa khô năm 2024, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sản xuất của người dân.