
Dự kiến đón hàng ngàn du khách
Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước”, ngày hội năm nay có sự tham gia của 9 tỉnh, thành phố có đông đồng bào Chăm sinh sống như: Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Quảng Nam, TP.Đà Nẵng và TP.HCM.

Theo Sở Văn Hoá – Thể thao và Du lịch Ninh Thuận, dịp này địa phương sẽ đón khoảng 1.200 người là những diễn viên, huấn luyện viên, nghệ nhân, đạo diễn và nghệ sĩ,… Còn về du khách dự kiến đón trên 10.000 người.
Ngoài Quảng trường 16/4 là nơi tập trung diễn ra các hoạt động chính, không gian ngày hội còn lan tỏa đến các khu vực khác như Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm, làng gốm Bàu Trúc, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và tại thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước.

Ông Thành Nhảy, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận cho biết, sẽ phối hợp với các ban, ngành để phục vụ du khách trong suốt thời gian diễn ra ngày hội.
"Trên tinh thần nhằm quảng bá giới thiệu đến khách tham quan trong và ngoài nước thì đơn vị cũng chủ động các công việc như chỉnh lý và phục hồi lại cái phòng trưng bày ở trên 2 tháp là Pô Rôme và tháp Pô Klaong Garai, để đưa những hiện vật Chăm tiêu biểu, những di sản, những Bảo vật Quốc gia phục vụ du khách"- Thành Nhảy.
Cần huy động nhiều nguồn lực
Tại ngày hội, ngoài những nội dung như: Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn trang phục truyền thống, triển lãm, ẩm thực, giới thiệu sách, hội thảo về “Phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch”, thi dệt thổ cẩm, thi nặn sản phẩm gốm, ban tổ chức còn thiết kế chuỗi hoạt động ngay tại các làng nghề, giúp khách tham quan tiếp cận trực tiếp với đời sống sinh hoạt, quy trình sản xuất sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận.

Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận cho biết, thời gian qua, sở đã chủ động triển khai các công tác chuẩn bị, nhất là tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và địa phương có các hoạt động tham gia.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận cho biết thêm, điểm nhấn Ngày hội sẽ là chương trình nghệ thuật của đêm khai mạc với các tiết mục mang đậm bản sắc văn hoá Chăm.
"Tuy nhiên chúng tôi cũng thấy cái khó khăn, đó là công tác phối hợp với Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch về vấn đề nguồn kinh phí tổ chức sự kiện này đáp ứng theo yêu cầu, khó khăn lớn nhất hiện nay là công tác vận động xã hội hoá, huy động nguồn lực tổ chức sự kiện này đảm bảo đạt được quy mô theo yêu cầu, cũng có khó khăn trong vấn đề vận động" - Nguyễn Văn Hòa.

Ngày hội thể hiện sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Chăm; góp phần nâng cao đời sống tinh thần, phát triển kinh tế-xã hội đồng bào Chăm; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Hiện, UBND tỉnh Ninh Thuận đang xây dựng kế hoạch cụ thể, từ đó các sở, ban, ngành cùng với các địa phương phối hợp thực hiện, để Ngày hội diễn ra đúng quy mô theo yêu cầu./.
Viết bình luận
Tin liên quan
Huyện Thanh Sơn chăm lo đồng bào dân tộc thiểu số
VOV4.VOV.VN - Huyện miền núi Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ có hơn 60% số đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở 22 xã, thị trấn, trong đó, chủ yếu là người Mường, Dao... Xác định quan tâm, chăm lo, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội cho người dân vùng đồng bào DTTS, miền núi đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, huyện Thanh Sơn nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ khiến nhiều địa phương thay da đổi thịt, đời sống của đồng bào ngày càng nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt.
Huyện Thanh Sơn chăm lo đồng bào dân tộc thiểu số
VOV4.VOV.VN - Huyện miền núi Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ có hơn 60% số đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở 22 xã, thị trấn, trong đó, chủ yếu là người Mường, Dao... Xác định quan tâm, chăm lo, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội cho người dân vùng đồng bào DTTS, miền núi đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, huyện Thanh Sơn nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ khiến nhiều địa phương thay da đổi thịt, đời sống của đồng bào ngày càng nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt.
Nguyễn Chế Kim Trung - Nữ họa sĩ dân tộc Chăm vẽ Bác Hồ bằng cả trái tim
VOV4.VOV.VN - Dành cả trái tim và niềm kính yêu vô hạn để vẽ, cứ thế những hình ảnh về Bác Hồ hiện lên đầy nhân từ qua từng nét cọ của nữ Thạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Chế Kim Trung.
Nguyễn Chế Kim Trung - Nữ họa sĩ dân tộc Chăm vẽ Bác Hồ bằng cả trái tim
VOV4.VOV.VN - Dành cả trái tim và niềm kính yêu vô hạn để vẽ, cứ thế những hình ảnh về Bác Hồ hiện lên đầy nhân từ qua từng nét cọ của nữ Thạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Chế Kim Trung.
Sóc Trăng quan tâm chăm lo tốt cho học sinh dân tộc nội trú
VOV4.VOV.VN - Thời gian qua, các trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng đã nỗ lực chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú; đảm bảo các điều kiện để học sinh dân tộc nội trú được học tập, ăn, ở và sinh hoạt an toàn tại trường. Bên cạnh đó là tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù phù hợp với học sinh dân tộc nội trú.
Sóc Trăng quan tâm chăm lo tốt cho học sinh dân tộc nội trú
VOV4.VOV.VN - Thời gian qua, các trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng đã nỗ lực chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú; đảm bảo các điều kiện để học sinh dân tộc nội trú được học tập, ăn, ở và sinh hoạt an toàn tại trường. Bên cạnh đó là tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù phù hợp với học sinh dân tộc nội trú.
Truyền dạy hát ngâm Ariya cho đồng bào dân tộc Chăm
VOV4.VOV.VN - Sau 9 ngày truyền dạy, sáng 14/11, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận và UBND xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình bế mạc Lớp truyền dạy hát ngâm Ariya cho đồng bào dân tộc Chăm.
Truyền dạy hát ngâm Ariya cho đồng bào dân tộc Chăm
VOV4.VOV.VN - Sau 9 ngày truyền dạy, sáng 14/11, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận và UBND xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình bế mạc Lớp truyền dạy hát ngâm Ariya cho đồng bào dân tộc Chăm.
Quảng Nam: Chậm giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
VOV4.VOV.VN - Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Quảng Nam có 70 xã đặc biệt khó khăn với 230 thôn thụ hưởng các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Quảng Nam đã xây dựng đề án, trình Ủy ban Dân tộc của Quốc hội phê duyệt với tổng nguồn vốn hơn 3.000 tỷ đồng, trong đó nguồn Trung ương hơn 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, triển khai giải ngân nguồn vốn đến nay được đánh giá là quá chậm.
Quảng Nam: Chậm giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
VOV4.VOV.VN - Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Quảng Nam có 70 xã đặc biệt khó khăn với 230 thôn thụ hưởng các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Quảng Nam đã xây dựng đề án, trình Ủy ban Dân tộc của Quốc hội phê duyệt với tổng nguồn vốn hơn 3.000 tỷ đồng, trong đó nguồn Trung ương hơn 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, triển khai giải ngân nguồn vốn đến nay được đánh giá là quá chậm.