30 năm theo cha mẹ chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Yan luôn miệt mài làm người nối đôi bờ sông cách trở, đưa người dân an toàn vào bờ. Năm 2010, khi Nhà nước đầu tư xây dựng cây cầu nối xã Ia Kđăm với trung tâm hành chính của huyện.
Tuy nhiên, vì khoảng cách từ trung tâm xã Ia Kđăm sang xã Ia Ma Rơn nếu đi theo đường chính, sẽ kéo dài hơn 10 km nên để thuận tiện cho việc giao thương hàng hóa, làm nương rẫy, nhiều người dân các xã Chư Mố, Ia Kđăm, Ia Ma Rơn vẫn bất chấp nguy hiểm chọn cách lội qua sông Ba sang bờ bên kia.
Ông Kpă Nui, Trưởng thôn Plơi Kdăm, cho biết: Do người dân xã Ia Ma Rơn có nhiều diện tích đất canh tác nằm ở phía bờ Đông sông Ba, con đường khá xa khiến bà con đi lại cũng bất tiện, tốn kém. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, quãng đường, bà con thường lội qua sông đi sang bờ bên kia.
Nhận thấy mối nguy hiểm rình rập khi lội sông, năm 2016, ông Yan đã đầu tư làm cầu tạm qua sông Ba đoạn từ thôn Plei Kđăm (xã Ia Kđăm) sang thôn Plei Rngol (xã Ia Ma Rơn). Ông Yan kể: Tôi xin phép chính quyền địa phương làm cầu tạm qua sông dài hơn 300 m, được làm từ những tấm ván ghép lại với nhau. Chân cầu là những cây gỗ lớn đóng sâu xuống lòng sông. Tuy đã cố gắng giằng buộc chắc chắn song mỗi năm một lần, cứ mùa nước lên, cầu lại bị nước lũ cuốn trôi. Trôi mất rồi thì làm lại, đầu năm sau nước sông cạn, tôi lại cùng bà con dựng lại cầu.
Cầu này được dựng lại vào đầu tháng 1 vừa qua. Cả làng cùng chung tay giúp sức, mình làm con heo cúng Yàng và thiết đãi bà con. Ván, gỗ do gia đình chuẩn bị từ trước, kinh phí khoảng 15 triệu đồng. Do hằng năm đều phải làm lại cầu nên để có kinh phí duy trì, mỗi phương tiện xe mô tô chạy qua, tôi thu phí 5.000 đồng/lượt. Xe đạp, người đi bộ, các cháu học sinh, thì không thu tiền.
"Nói là thu phí vậy thôi, chứ mình tạo điều kiện cho bà con là chính, ai khó khăn mình cho qua cầu miễn phí. Mỗi ngày có khoảng 60 lượt người, phương tiện qua sông. Tôi cũng vì vậy mà túc trực ở đầu cầu từ 5 giờ sáng đến 17 giờ”, ông Yan chia sẻ.
Ngày ngày đi qua sông, anh Siu Biên (thôn Ma Rin 2, xã Ia Ma Rơn) cho hay: “Gia đình có 2 ha mì ở bên xã Ia Kđăm nên phải qua sông thường xuyên để chăm bón. Nếu chở phân bón thì bắt buộc đi đường chính, còn lại tôi đi qua cầu tạm để tiết kiệm thời gian. Dân làng 2 bên bờ biết ơn ông Yang nhiều lắm. Chúng rôi cũng rất lo lắng khi sắp tới nếu ông nghỉ, không có người đứng ra gánh vác việc này, bà con chắc lại phải lội sông đi sang bờ”.
Ông Ksor Miên, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kđăm, cho biết: Mặc dù xã vùng sâu nhưng hệ thống giao thông trên địa bàn xã đã được Nhà nước đầu tư rất đầy đủ, kết nối thuận tiện. Việc có thêm cây cầu tạm cũng góp phần giúp cho dân để đi lại thuận tiện. Địa phương ghi nhận sự đóng góp ý nghĩa của ông Yan.
Những năm qua, để đảm bảo an toàn cho người dân, vào mùa mưa lũ, cùng với ông Yan, chính quyền địa phương, lực lượng Công an xã cử người túc trực, cắm biển tại 2 bên đầu cầu khuyến cáo người dân không qua lại để đảm bảo an toàn.
"Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân kiến nghị Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng thêm cây cầu kiên cố tại khu vực này nhưng do nguồn kinh phí quá lớn nên các ban, ngành ghi nhận để đề xuất lên cấp có thẩm quyền", Phó Chủ tịch xã Ksor Miên cho hay.
Thấm thoát đã gần 10 năm trôi qua, hình ảnh ông lão trong chiếc lán căng tạm bên sông đã trở nên quen thuộc với người dân 2 bên bờ. Ông luôn tự hào vì cầu gỗ qua sông Ba này chưa xảy ra tai nạn đáng tiếc nào.
Hiện nay, ông Yang ngày đã già, không còn sức khỏe như trước nữa. “Chắc mình chỉ làm cầu được năm nay nữa thôi. Già rồi, đau nhức khắp người, sang năm không làm nổi nữa, chỉ mong Nhà nước đầu tư thêm cây cầu kiên cố cho bà con đỡ vất vả, đi lại được thuận tiện hơn”, ông Yang ngậm ngùi./.
Viết bình luận
Tin liên quan
Ra mắt bộ sách "Văn hóa - Lịch sử Champa"
VOV4.VOV.VN - Sáng 26/4, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP HCM ra mắt bộ sách" Văn hóa - Lịch sử Champa" của PGS.TS. Trương Văn Món, giảng viên Khoa Nhân học. Đây là bộ sách có giá trị nghiên cứu khoa học, góp phần giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử dân tộc Chăm tại Việt Nam.
Ra mắt bộ sách "Văn hóa - Lịch sử Champa"
VOV4.VOV.VN - Sáng 26/4, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP HCM ra mắt bộ sách" Văn hóa - Lịch sử Champa" của PGS.TS. Trương Văn Món, giảng viên Khoa Nhân học. Đây là bộ sách có giá trị nghiên cứu khoa học, góp phần giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử dân tộc Chăm tại Việt Nam.
Nghề trồng bông dệt vải người Thu Lao - Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
VOV4.VOV.VN - Trải qua nhiều thế hệ, người Thu Lao ở thôn Sán Chá, xã Thào Chư Phìn, huyện Si ma Cai, Lào Cai vẫn duy trì việc trồng bông, dệt vải. Nghề dệt thủ công của họ còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo trong cộng đồng. (Chương trình Tìm hiểu các dân tộc Việt Nam ngày 24/4/2024).
Nghề trồng bông dệt vải người Thu Lao - Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
VOV4.VOV.VN - Trải qua nhiều thế hệ, người Thu Lao ở thôn Sán Chá, xã Thào Chư Phìn, huyện Si ma Cai, Lào Cai vẫn duy trì việc trồng bông, dệt vải. Nghề dệt thủ công của họ còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo trong cộng đồng. (Chương trình Tìm hiểu các dân tộc Việt Nam ngày 24/4/2024).