Cựu thanh niên xung phong vùng cao không cam chịu đói nghèo
Thứ hai, 10:29, 17/07/2023 Công Luận/VOV Đông Bắc Công Luận/VOV Đông Bắc
VOV4.VOV.VN - Dù tuổi cao, sức khỏe đã giảm sút nhưng những cựu thanh niên xung phong vùng cao Bắc Kạn vẫn nỗ lực, phát huy truyền thống thanh niên xung kích năm xưa trên mặt trận phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Đã 73 tuổi, cựu thanh niên xung phong (TNXP) Luân Văn Hoán, thôn Quan Làng, xã Tân Tú, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) vẫn thoăn thoắt bước chân khi đưa phóng viên đi thăm rừng hồi đang độ thu hoạch. Ông Hoán bộ bạch: Khi trở về địa phương năm 1980, không chỉ gia đình ông mà cả xã đều khó khăn, nhiều nhà chạy ăn từng bữa. Cũng như nhiều người khác, khi đó ông Hoán cũng bươn chải làm thuê với đủ nghề để gia đình có thêm thu nhập. Khi không còn đủ sức đi làm xa, ông trở về cùng gia đình làm kinh tế nông nghiệp với hơn 3.000 m2 ruộng và hơn 2ha rừng. Nhận thấy nếu trồng keo, mỡ thì thu hoạch từ 2ha rừng chỉ đủ công chăm bón, nên ông mạnh dạn đưa cây hồi từ xã vùng cao Sỹ Bình về trồng thử nghiệm. Vừa làm vừa học hỏi, đến nay gần 100 cây hồi đã được thu hoạch. Với giá hơn 40 ngàn đồng/kg quả tươi, gia đình ông mở rộng diện tích loại cây này lên hơn 1ha. Ông Luân Văn Hoán phấn khởi cho biết: "Hiện xã Tân Tú cũng đã có thêm nhiều hộ gia đình chọn trồng cây hồi thay cho cây keo,cây mỡ."

Còn với cựu TNXP, thương binh Cà Thị Phương (thôn Phai Khỉm, xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm), dù bị tỉ lệ thương tật tới 55%, nhưng không cam chịu đói nghèo, bệnh tật. Bà đã cùng chồng đào ao, thả cá, nuôi trâu bò vỗ béo kết hợp trồng rừng, trồng cây ăn quả. Trời không phụ công người, gia đình bà có hơn 3ha trồng các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ cùng đàn trâu có lúc lên đến vài chục con và là một trong những điển hình phát triển kinh tế của huyện vùng cao này.

Với đặc thù ở vùng miền núi, đất đồi rộng, các cựu thanh niên xung phong đã từng bước tìm cách phát huy thế mạnh đồi rừng để trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. Hiện đã có hàng chục mô hình kinh tế VACR cho thu nhập khá. Có thể kể đến như tấm gương Cựu TNXP Hoàng Văn Cát (xã Yên Thịnh, huyện Chợ Đồn) là người đầu tiên đưa cây thanh long ruột đỏ về trồng tại xã. Hiện gia đình ông có diện tích rừng trồng lên đến hơn 8ha, ông còn kết hợp mô hình dịch vụ cung ứng xăng dầu cho người dân, tổng thu nhập hơn 180 triệu đồng/năm. Ông Cát cũng là tấm gương xây dựng nông thôn mới ở huyện với việc hiến hàng trăm m2 đất làm đường giao thông. Hay như ông Nguyễn Minh Cương, thôn Phiêng An, xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, dù đã ngoài 80 tuổi, vẫn năng động đưa các loại cây trồng như mít, ổi, táo, chanh tứ mùa về trồng bên cạnh phát triển các loại cây bản địa như cam, quýt giúp tăng thu nhập cho gia đình…

Ông Nguyễn Văn Chung, Phó Chủ tịch Hội Cựu TNXP thành phố Bắc Kạn cho hay: Hội Cựu TNXP tỉnh Bắc Kạn hiện có hơn 1.400 hội viên, trong đó phần lớn đã tuổi cao, sức yếu, có hội viên tham gia kháng chiến chống Pháp hiện đã hơn 100 tuổi. Vậy nhưng với ý chí, tinh thần xung kích của những người thanh niên năm xưa, họ vẫn nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống và là tấm gương cho con cháu noi theo.

Theo bà Đồng Thị Oanh, Chủ tịch Hội Cựu TNXP Tỉnh Bắc Kạn: “Tỉnh hội cũng có kế hoạch xây dựng điển hình TNXP làm kinh tế giỏi vì nghĩa tình đồng đội, hiện đã được 13 mô hình. Trên tinh thần phát huy truyền thống thanh niên xung phong và tiềm năng, thế mạnh của Bắc Kạn là rừng và đất đai. Các cựu TNXP làm tốt cũng là có điều kiện để giúp các hội viên còn khó khăn về vốn, giống cây, sức khéo thậm chí là công lao động”.

Cống hiến cả tuổi thanh xuân cho hai cuộc kháng chiến cũng như trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, các cựu TNXP trở về địa phương vẫn tiếp tục là tấm gương tiên phong với tinh thần xung kích vượt lên đói nghèo. Những cựu TNXP vùng cao Bắc Kạn vẫn đang tiếp bước truyền thống, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ ngay trên quê hương mình./.

Công Luận/VOV Đông Bắc

Viết bình luận

Tin liên quan

Biên phòng Pa Ủ giúp đồng bào La Hủ phát triển kinh tế
Biên phòng Pa Ủ giúp đồng bào La Hủ phát triển kinh tế

VOV4.VOV.VN - Mấy năm nay, bản làng của người La Hủ ở xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã có nhiều khởi sắc, nhờ sự hỗ trợ, giúp sức của các chiến sĩ quân hàm xanh đồn biên phòng Pa Ủ.

Biên phòng Pa Ủ giúp đồng bào La Hủ phát triển kinh tế

Biên phòng Pa Ủ giúp đồng bào La Hủ phát triển kinh tế

VOV4.VOV.VN - Mấy năm nay, bản làng của người La Hủ ở xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã có nhiều khởi sắc, nhờ sự hỗ trợ, giúp sức của các chiến sĩ quân hàm xanh đồn biên phòng Pa Ủ.

Nhiều mô hình sinh kế mới tại Lai Châu hình thành từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân
Nhiều mô hình sinh kế mới tại Lai Châu hình thành từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân

VOV4.VOV.VN - Từ nguồn vốn vay do tổ chức hội nông dân nhận ủy thác và vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều gia đình ở vùng cao Lai Châu đã có điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Từ đây, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mới, giúp bà con thoát nghèo, ổn định đời sống.

Nhiều mô hình sinh kế mới tại Lai Châu hình thành từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân

Nhiều mô hình sinh kế mới tại Lai Châu hình thành từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân

VOV4.VOV.VN - Từ nguồn vốn vay do tổ chức hội nông dân nhận ủy thác và vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều gia đình ở vùng cao Lai Châu đã có điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Từ đây, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mới, giúp bà con thoát nghèo, ổn định đời sống.

Chú trọng phát triển cây trồng chủ lực giúp dân thoát nghèo
Chú trọng phát triển cây trồng chủ lực giúp dân thoát nghèo

VOV4.VOV.VN - Nhiều địa phương ở vùng miền núi đang tích cực mở rộng diện tích trồng cây dược liệu quý hiếm,trong đó có sâm,trở thành cây trồng chủ lực, để vươn lên làm giàu. (Chương trình Dân tộc và Phát triển 29/6)

Chú trọng phát triển cây trồng chủ lực giúp dân thoát nghèo

Chú trọng phát triển cây trồng chủ lực giúp dân thoát nghèo

VOV4.VOV.VN - Nhiều địa phương ở vùng miền núi đang tích cực mở rộng diện tích trồng cây dược liệu quý hiếm,trong đó có sâm,trở thành cây trồng chủ lực, để vươn lên làm giàu. (Chương trình Dân tộc và Phát triển 29/6)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC