Giải quyết nhân sự dôi dư sau sáp nhập - nhìn từ huyện Trà Bồng
Thứ năm, 13:55, 27/06/2024 Thành Long/VOV- Miền Trung Thành Long/VOV- Miền Trung
VOV4.VOV.VN - Năm 2020, tỉnh Quảng Ngãi sáp nhập huyện Tây Trà vào huyện Trà Bồng thành huyện mới Trà Bồng, đồng thời sáp nhập 6 xã trên địa bàn huyện thành 3 xã mới. Sau 4 năm sáp nhập, bộ máy của các cơ quan cấp huyện, xã hoạt động ổn định. Cấp ủy, chính quyền huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi có nhiều chính sách hỗ trợ khi giải quyết cán bộ dôi dư sau khi sáp nhập.

Xã Sơn Trà, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi là xã mới được sáp nhập từ 2 xã Trà Khê và Trà Quân cũ. Khi mới sáp nhập, xã này có 38 cán bộ, công chức, vượt 20 chỉ tiêu biên chế được giao và 36 người hoạt động không chuyên trách. Nhiều cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách thuộc diện dôi dư nhưng đã gắn bó lâu năm, cống hiến nhiều cho địa phương này. 

Giải quyết bài toán nhân sự dôi dư là điều không đơn giản. Cán bộ chủ chốt của huyện, xã tiến hành gặp gỡ từng người để trao đổi, động viên trước khi điều chuyển vị trí công tác khác hoặc vận động nghỉ hưu sớm. Ông Nguyễn Phú Yên, một công chức thuộc Văn phòng UBND xã Trà Sơn tự nguyện viết đơn xin nghỉ hưu sớm chỉ sau vài tháng sáp nhập. Ông Nguyễn Phú Yên cho rằng, đang có việc làm, thu nhập ổn định, khi nghỉ sớm cũng băn khoăn nhưng cần chấp nhận để nhường chỗ cho cán bộ trẻ. 

        “Ngày đó sáp nhập dôi dư cán bộ. Sau sáp nhập, tôi thấy giờ dôi dư cán bộ nên tôi viết đơn xin nghỉ. Không viết đơn thì nay tôi vẫn còn làm việc. Tôi tự nhận thấy thứ nhất là mình có tuổi, và thứ hai là viết đơn nghỉ để cho lớp trẻ lên làm”.

- Ông Nguyễn Phú Yên

Hai xã Trà Nham và Trà Lãnh cũng sáp nhập thành xã mới Hương Trà, huyện Trà Bồng. Sau sáp nhập, xã Hương Trà có 38 cán bộ, công chức và 38 người hoạt động không chuyên trách, dư 51 người.

Đối với những nhân sự dôi dư đủ điều kiện, xã điều chuyển qua các bộ phận khác; những trường hợp còn lại, cấp ủy, chính quyền vận động nghỉ việc. Bà Hồ Thị Hưng, Bí thư Đảng ủy xã Hương Trà, huyện Trà Bồng cho biết, Đảng ủy xã đã có những cuộc họp Ban Thường vụ để đưa ra những phương án, những cách làm hiệu quả nhất. "Chúng tôi chọn lọc những nhân sự tiêu biểu, đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện để tiếp tục. Một số anh em thiếu tiêu chí, tiêu chuẩn thì chúng tôi vận động để anh em thỏa mãn và nghỉ” -Bí thư Đảng ủy xã Hồ Thị Hưng.

Theo Nghị quyết số 867/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Quảng Ngãi thực hiện sáp nhập toàn bộ huyện Tây Trà vào huyện Trà Bồng thành huyện Trà Bồng và giảm 3 đơn vị cấp xã. Cán bộ công chức cấp xã sau sáp nhập cũng được sắp xếp lại, bảo đảm số lượng theo quy định. 

        “Công tác cán bộ và sắp xếp cán bộ dôi dư là vấn đề đau đầu nhất. Thứ nhất là ý thức tự giác của cán bộ dôi dư. Thứ hai là quyết tâm chính trị của người đứng đầu và bên cạnh đó là cơ chế chính sách của địa phương. Ngoài  sự tiếp sức của Trung ương, có chính sách của địa phương để hỗ trợ thêm cho họ. Thứ 3 nữa là cũng phải quan tâm đến gia đình, đến đối tượng nào và phải ưu tiên theo từng nhóm ngành nghề. Nếu họ đủ chuẩn có thể điều chuyển sang làm việc xã khác."

 - Ông Tạ Công Dũng, Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ngãi

Ông Nguyễn Văn Dũng, Bí thư Huyện ủy Trà Bồng cho biết, các cơ chế chính sách chung của Trung ương đã được huyện áp dụng trên địa bàn. Huyện cũng xem xét từng trường hợp cụ thể, chủ động giải quyết cho một số cán bộ công chức cấp xã, cấp huyện không đảm bảo tiêu chuẩn, năng lực, không đáp ứng công việc mới thì động viên nghỉ theo chế độ dôi dư. Huyện cũng tranh thủ sự ủng hộ của tỉnh, các địa phương bạn, nơi còn thiếu cán bộ công chức thì điều chuyển và đảm bảo đáp ứng vị trí việc làm ở nơi thiếu.

Giải quyết nhân sự dôi dư do sáp nhập đơn vị hành chính là một việc khó. Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Nghị quyết về việc hỗ trợ đối với số cán bộ, công chức trong diện dôi dư. Ông Tạ Công Dũng, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Tỉnh chủ động rà soát, phân tích từng trường hợp cụ thể để có chính sách điều chuyển sang vị trí khác, đơn vị khác hoặc động viên, khuyến khích cán bộ, công chức nghỉ sớm hưởng chế độ hỗ trợ./.

Thành Long/VOV- Miền Trung

Viết bình luận

Tin liên quan

Nhịp chiêng của người H’rê ở Quảng Ngãi
Nhịp chiêng của người H’rê ở Quảng Ngãi

VOV4.VOV.VN - Văn hóa đời sống giải trí của người H’rê ở xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi phong phú và đa dạng với các thể loại. Trong đó, độc đáo nhất có chiêng ba.

Nhịp chiêng của người H’rê ở Quảng Ngãi

Nhịp chiêng của người H’rê ở Quảng Ngãi

VOV4.VOV.VN - Văn hóa đời sống giải trí của người H’rê ở xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi phong phú và đa dạng với các thể loại. Trong đó, độc đáo nhất có chiêng ba.

Quảng Ngãi hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số xuất khẩu lao động
Quảng Ngãi hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số xuất khẩu lao động

VOV4.VOV.VN - Tỉnh Quảng Ngãi đang đẩy mạnh hỗ trợ bào dân tộc thiểu số miền núi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đây được xem là một trong các giải pháp hiệu quả, góp phần tạo việc làm, thu nhập và giảm nghèo nhanh khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi.

Quảng Ngãi hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số xuất khẩu lao động

Quảng Ngãi hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số xuất khẩu lao động

VOV4.VOV.VN - Tỉnh Quảng Ngãi đang đẩy mạnh hỗ trợ bào dân tộc thiểu số miền núi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đây được xem là một trong các giải pháp hiệu quả, góp phần tạo việc làm, thu nhập và giảm nghèo nhanh khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC