Năm 2022, hơn 70 hộ đồng bào dân tộc Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường (Lai Châu) được hỗ trợ mua trâu sinh sản từ tiểu dự án 1, thuộc dự án 9 chương trình mục tiêu quốc gia. Số tiền được hỗ trợ là hơn 18 triệu đồng. Năm 2023, hơn 50 hộ khác trên địa bàn tiếp tục được hỗ trợ mua trâu sinh sản và lợn giống từ tiểu dự án 1. Mức hỗ trợ lúc này đã giảm xuống còn 10 triệu đồng/hộ/năm. Theo ông Tao Văn Kẻo ở bản Bãi Trâu, xã Bản Hon, huyện Tam Đường (Lai Châu), quy định hỗ trợ mỗi hộ 10 triệu đồng là mức thấp, gia đình muốn mua 1 con trâu, bò giống, buộc vay mượn thêm. Dù vậy, bà con rất vui mừng nhận được sự hỗ trợ quý báu này.
Lai Châu hiện có 4 dân tộc thiểu số rất ít người, gồm: Si La, Cống, Mảng, Lự, cư trú chủ yếu ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới và phần lớn ở các xã, bản đặc biệt khó khăn. Để giúp nhóm đồng bào này có cơ hội vươn lên, chương trình mục tiêu quốc gia đã dành riêng dự án 9 để hỗ trợ, với nhiều đầu mục hỗ trợ thiết thực.
Ông Trần Hữu Chí, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu cho biết: Trong 2 năm 2022 và 2023, tỉnh Lai Châu được giao nguồn vốn trên 288 tỷ đồng, gồm cả vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp để thực hiện dự án 9. Đến nay nguồn đầu tư mới giải ngân được khoảng 35%, nguồn sự nghiệp mới được gần 11%. Để giải quyết vướng mắc này, Lai Châu đã ban hành nghị quyết xác định 32 thôn, bản thuộc 15 xã của 4 huyện: Tam Đường, Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ là vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người có khó khăn đặc thù. Đây là căn cứ quan trọng để quyết định đầu tư.
Lai Châu hiện có 67 xã nằm trong danh sách các xã khu vực I, II, III, thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Trong giai đoạn này, địa phương được bố trí hơn 4.800 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện 10 dự án. Đây được coi như "cú hích" để đồng bào dân tộc ít người ở vùng khó đuổi kịp mức sống bình quân của tỉnh.
Ông Trần Hữu Chí khẳng định, từ nguồn vốn của chương trình, hơn 3 năm qua, nhiều dự án về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã được đầu tư; nhiều mô hình kinh tế, phát triển sản xuất được triển khai hiệu quả. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các dự án thuộc chương trình còn chậm so với kế hoạch, đến hết tháng 2/2024, Lai Châu mới giải ngân được gần 1.300 tỷ đồng trong tổng số hơn 4.800 tỷ được giao.
Năm 2023, Lai Châu có tốc độ giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt 3,68%, vượt mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao là 3%, trong đó có 5 xã ra khỏi diện đặc biệt khó khăn. Kết quả này cho thấy hiệu quả rõ rệt của việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn./.
Viết bình luận
Tin liên quan
Sâm Lai Châu, cây mở hướng thoát nghèo cho đồng bào La Hủ
VOV4.VOV.VN - Từ bỏ tập tục du canh du cư, đồng bào La Hủ ở huyện biên giới Mường Tè, tỉnh Lai Châu xuống núi lập bản định cư để ổn định cuộc sống. Sâm Lai Châu – loài cây “tiền tỷ” từ núi rừng đã mở ra hướng thoát nghèo và làm giàu mới cho bản làng.
Sâm Lai Châu, cây mở hướng thoát nghèo cho đồng bào La Hủ
VOV4.VOV.VN - Từ bỏ tập tục du canh du cư, đồng bào La Hủ ở huyện biên giới Mường Tè, tỉnh Lai Châu xuống núi lập bản định cư để ổn định cuộc sống. Sâm Lai Châu – loài cây “tiền tỷ” từ núi rừng đã mở ra hướng thoát nghèo và làm giàu mới cho bản làng.
Rộn rã ngày hội “Hương sắc bản Mông” tại Lai Châu
VOV4.VOV.VN - Sắc màu thổ cẩm của đồng bào các dân tộc nơi rẻo cao Khun Há (Tam Đường, Lai Châu) đã tạo lên một ngày hội “Hương sắc bản Mông” đậm chất vùng cao trong dịp nghỉ lễ.
Rộn rã ngày hội “Hương sắc bản Mông” tại Lai Châu
VOV4.VOV.VN - Sắc màu thổ cẩm của đồng bào các dân tộc nơi rẻo cao Khun Há (Tam Đường, Lai Châu) đã tạo lên một ngày hội “Hương sắc bản Mông” đậm chất vùng cao trong dịp nghỉ lễ.
Độc đáo lễ hội Sú Khon Khoài của người Lự Lai Châu
VOV4.VOV.VN - Sú Khon Khoài là nghi lễ truyền thống trong đời sống tâm linh đồng bào Lự ở Lai Châu để người dân tỏ lòng biết ơn con trâu năm qua đã cần mẫn mang lại mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no cho người dân.
Độc đáo lễ hội Sú Khon Khoài của người Lự Lai Châu
VOV4.VOV.VN - Sú Khon Khoài là nghi lễ truyền thống trong đời sống tâm linh đồng bào Lự ở Lai Châu để người dân tỏ lòng biết ơn con trâu năm qua đã cần mẫn mang lại mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no cho người dân.