Nhiều cơ hội học tập cho sinh viên miền núi Tây Bắc
Thứ bảy, 06:49, 22/06/2024 Lê Hạnh/VOV Tây Bắc Lê Hạnh/VOV Tây Bắc
VOV4.VOV.VN - Đứng chân tại địa bàn miền núi, với gần 80% sinh viên là con em đồng bào dân tộc thiểu số, Trường Đại học Tây Bắc đã triển khai nhiều chính sách, thu hút, tuyển sinh, đáp ứng nhu cầu đào tạo và học tập tại khu vực.

Năm học 2024-2025, trường Đại học Tây Bắc tuyển sinh 25 ngành đào tạo trình độ đại học, thuộc các lĩnh vực như: sư phạm, nông lâm, kinh tế, công nghệ thông tin, du lịch... Trong đó có một ngành đào tạo mới là ngành dinh dưỡng, ngành đầu tiên của khối khoa học sức khỏe, được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh.

Với vai trò đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho các địa phương khu vực Tây Bắc, việc xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội, của khu vực được nhà trường đặc biệt quan tâm. Cùng với đó, là triển khai hiệu quả các chế độ, chính sách, đảm bảo điều kiện, cơ hội học tập cho sinh viên miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

TS. Đỗ Hồng Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Tây Bắc thông tin: "Ngoài chế độ hỗ trợ đối với khối ngành đào tạo giáo viên, các em được miễn giảm học phí theo các thành phần học tập hoặc chế độ học bổng, chính sách dành cho người dân tộc thiểu số; miễn, giảm học phí đối với các hộ nghèo, cận nghèo... giúp cho sinh viên giảm được gánh nặng tài chính trong quá trình học tập tại trường. Trường cũng mời các cơ quan, doanh nghiệp đến tham gia xây dựng các chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, đảm bảo gắn đào tạo với thực tiễn".

Từ đầu tháng 3, Trường Đại học Tây Bắc đã công bố đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường và quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đối với hình thức xét tuyển thẳng, Trường Đại học Tây Bắc sẽ nhận hồ sơ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của thí sinh trước 17h ngày 30/6. Thực hiện theo dõi việc thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống từ ngày 18/7 đến 30/7. Xét tuyển và xử lý nguyện vọng theo kế hoạch chung từ 13/8 đến 17/8./.

Lê Hạnh/VOV Tây Bắc

Viết bình luận

Tin liên quan

Nỗ lực thực hiện các giải pháp thúc đẩy giáo dục vùng cao phát triển
Nỗ lực thực hiện các giải pháp thúc đẩy giáo dục vùng cao phát triển

VOV4.VOV.VN - Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển. Tuy nhiên, Chất lượng giáo dục đào tạo ở vùng DTTS, MN nhìn chung còn thấp so với yêu cầu. Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo vùng DTTS, MN, ngành giáo dục đã đưa ra những định hướng và giải pháp cụ thể trong năm học mới 2023-2024.

Nỗ lực thực hiện các giải pháp thúc đẩy giáo dục vùng cao phát triển

Nỗ lực thực hiện các giải pháp thúc đẩy giáo dục vùng cao phát triển

VOV4.VOV.VN - Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển. Tuy nhiên, Chất lượng giáo dục đào tạo ở vùng DTTS, MN nhìn chung còn thấp so với yêu cầu. Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo vùng DTTS, MN, ngành giáo dục đã đưa ra những định hướng và giải pháp cụ thể trong năm học mới 2023-2024.

Bắc Kạn: Ngành giáo dục “giật gấu vá vai” trước thềm năm học mới
Bắc Kạn: Ngành giáo dục “giật gấu vá vai” trước thềm năm học mới

VOV4.VOV.VN - Trong khi chờ thi tuyển viên chức, tỉnh Bắc Kạn đang triển khai nhiều biện pháp như tuyển giáo viên hợp đồng, bố trí giáo viên dạy liên trường, liên cấp… nhằm khắc phục việc thiếu gần 600 giáo viên theo định biên trước thềm năm học mới.

Bắc Kạn: Ngành giáo dục “giật gấu vá vai” trước thềm năm học mới

Bắc Kạn: Ngành giáo dục “giật gấu vá vai” trước thềm năm học mới

VOV4.VOV.VN - Trong khi chờ thi tuyển viên chức, tỉnh Bắc Kạn đang triển khai nhiều biện pháp như tuyển giáo viên hợp đồng, bố trí giáo viên dạy liên trường, liên cấp… nhằm khắc phục việc thiếu gần 600 giáo viên theo định biên trước thềm năm học mới.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC