Với sự phát triển kinh tế - xã hội, cuộc sống cũng như nhu cầu của người dân về phương tiện đi lại ngày càng nâng cao, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tăng cường đầu tư vào ngành lắp ráp và sản xuất ô tô tại Việt Nam, kéo theo nhu cầu tuyển dụng lao động với ngành nghề này gia tăng.
Thêm vào đó, việc bảo trì, bảo dưỡng động cơ, các hệ thống tự động cho đến nghiên cứu, cải tiến công nghệ và cho ra đời dòng sản phẩm mới theo xu hướng của thị trường đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia và kỹ sư công nghệ ô tô có trình độ cao. Điều này mang lại nhiều cơ hội việc làm cho lao động trẻ đam mê lĩnh vực công nghệ ô tô.
Những năm gần đây, các trường cao đẳng nghề đã đón đầu xu hướng phát triển, tập trung đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ đạt chuẩn quốc tế, một hướng đi tất yếu và Trường Cao đẳng nghề Yên Bái không nằm ngoài xu thế đó.
Thầy giáo Đỗ Ngọc Thịnh, Trưởng khoa Công nghệ ô tô và vận hành máy, Trường Cao đẳng nghề Yên Bái cho biết, hiện nay, trung bình mỗi năm, Khoa cung cấp khoảng 400 lao động trong lĩnh vực sửa chữa ô tô cho thị trường lao động trong và ngoài tỉnh.
Theo chương trình khung của Tổng cục Dạy nghề, sau khi tốt nghiệp, học viên nghề công nghệ ô tô của trường Cao đẳng nghề Yên Bái sẽ có kiến thức cơ bản về bảo dưỡng sửa chữa máy gầm điện, điều hoà ô tô, chuẩn đoán kiểm định ô tô, kỹ thuật sơn… Thầy giáo Lê Hữu Ngọc, Khoa Công nghệ ô tô và vận hành máy cho biết "Về học ở đây thì các em được sử dụng rất nhiều thiết bị hiện đại, mới; được tiếp cận với các công nghệ mới. Về ô tô thì luôn luôn thay đổi nên nhà trường cũng đầu tư cho giáo viên được cập nhật các kiến thức về các loại xe mới, từ đó nâng cao kiến thức, đào tạo cho các em cho phù hợp với thị trường".
Với ngành công nghệ ô tô, một học viên khi ra trường, nếu chỉ học và không thực hành thường phải mất ít nhất 3 năm mới thành thạo. Khi mới ra nghề, chủ ga-ra hoặc showroom chưa thể cho họ tiếp cận và sửa chữa ô tô của khách. Để giải quyết vấn đề này, các giảng viên của Khoa Công nghệ ô tô và vận hành máy thường khuyến khích học viên chú trọng vào việc thực hành cũng như tham gia nhiều hội thi kỹ năng, tay nghề để nâng cao chất lượng chuyên môn. Với hình thức vừa học vừa cọ sát thực tế đã giúp học viên rút ngắn được thời gian và có thể tham gia luôn vào thị trường lao động sau khi tốt nghiệp.
Cùng với đó, Trường Cao đẳng nghề Yên Bái cũng đã liên kết với một số doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực ô tô trên địa bàn tỉnh cũng như các công ty ở thành phố Hải Phòng, tỉnh Vĩnh Phúc trong đào tạo và giải quyết việc làm cho học viên. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ hỗ trợ thiết bị kỹ thuật, nhân lực cho trường trong quá trình đào tạo, tạo điều kiện cho học viên thực tập, tuyển dụng những học viên có trình độ tay nghề cao…
Khoảng 90% học viên được đào tạo nghề Công nghệ ô tô có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp với mức thu nhập mỗi tháng từ 7 triệu đồng trở lên.
Theo số liệu thống kê, tỉnh Yên Bái có khoảng 25.000 xe ô tô các loại và con số này sẽ có xu hướng gia tăng ngày càng nhanh, nhu cầu sửa chữa và bảo dưỡng rất lớn, cơ hội đối với người học nghề vì thế ngày một mở rộng.
Thực tế, khi theo đuổi bất kỳ một ngành nghề nào, để đạt được thành công không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy, đòi hỏi người học phải có sự quyết tâm cao, thái độ cầu thị cùng với sự nhẫn nại thì mới có thể thành tài. Tuy nhiên, dù là cơ hội hay thách thức thì sửa chữa ô tô cũng đã trở thành một ngành “hot” trong xã hội và việc học hành bài bản, không ngừng nâng cao tay nghề là điều mà bất cứ một bạn trẻ nào cũng cần phải có để đi tới thành công./.
Viết bình luận
Tin liên quan
Khánh Hòa: Đào tạo nghề, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số
VOV4.VOV.VN - Các ngành, địa phương ở tỉnh Khánh Hòa đã và đang đào tạo nghề, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là giải pháp để nâng cao dân trí, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Khánh Hòa: Đào tạo nghề, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số
VOV4.VOV.VN - Các ngành, địa phương ở tỉnh Khánh Hòa đã và đang đào tạo nghề, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là giải pháp để nâng cao dân trí, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Chia sẻ của cán bộ một trường nghề vùng dân tộc thiểu số vừa giành học bổng của Chính phủ Australia bậc học thạc sỹ
VOV4.VOV.VN - Học bổng Chính phủ Australia là học bổng quốc tế danh giá được Chính phủ Australia trao cho các công dân Việt Nam theo học thạc sĩ tại các trường đại học Úc. Người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và người sống ở khu vực nông thôn được khuyến khích nộp hồ sơ xin học bổng.
Chia sẻ của cán bộ một trường nghề vùng dân tộc thiểu số vừa giành học bổng của Chính phủ Australia bậc học thạc sỹ
VOV4.VOV.VN - Học bổng Chính phủ Australia là học bổng quốc tế danh giá được Chính phủ Australia trao cho các công dân Việt Nam theo học thạc sĩ tại các trường đại học Úc. Người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và người sống ở khu vực nông thôn được khuyến khích nộp hồ sơ xin học bổng.
Gần 1.500 học sinh các tỉnh khu vực Tây Bắc đăng ký học nghề
VOV4.VOV.VN - Từ ngày 22/8, Trường Cao đẳng Lào Cai bắt đầu tổ chức đón học sinh đăng ký học nghề trình độ trung cấp và cao đẳng. Thống kê ban đầu, có khoảng gần 1.500 thí sinh là con em đồng bào các dân tộc các tỉnh Tây Bắc đăng ký học nghề tại trường.
Gần 1.500 học sinh các tỉnh khu vực Tây Bắc đăng ký học nghề
VOV4.VOV.VN - Từ ngày 22/8, Trường Cao đẳng Lào Cai bắt đầu tổ chức đón học sinh đăng ký học nghề trình độ trung cấp và cao đẳng. Thống kê ban đầu, có khoảng gần 1.500 thí sinh là con em đồng bào các dân tộc các tỉnh Tây Bắc đăng ký học nghề tại trường.