Hội thảo được tổ chức thành 02 phiên, để lắng nghe các chuyên gia, nhà nghiên cứu chia sẻ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát huy vai trò của người có uy tín, chức sắc, chức việc các tôn giáo trong tuyên truyền, vận động thực hiện bình đẳng giới; đại diện người có uy tín giao lưu, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm hay từ thực tiễn...
Tai Hội thảo, các đại biểu đã tập trung làm rõ những vấn đề còn khó khăn, bất cập, những khoảng cách về giới còn tồn tại ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; những bất cập trong công tác tuyên truyền, vận động xã hội thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy bình đẳng giới…
PGS.TS Đặng Thị Hoa, Quyền Viện trưởng Viện Tâm lý, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng khu vực phía Nam mặc dù không có vùng đặc biệt khó khăn, nhưng về bất bình đẳng giới khu vực này nổi lên ở 3 vấn đề, đó là vấn đề giáo dục, vấn đề tham chính và vị thế xã hội. Điển hình trong tổng số cán bộ người dân tộc Khmer chỉ có 15% là nữ, vì phụ nữ chịu trách nhiệm nhiều hơn trong công việc gia đình, ít có điều kiện ra ngoài. Còn về giáo dục, hầu hết các trẻ em gái chỉ học đến hết THPT, ở bậc cao nữa hoặc giáo dục nghề nghiệp rất ít nữ tham gia.
PGS.TS Đặng Thị Hoa đề xuất: “Chúng tôi cho rằng, các chức sắc tôn giáo và những người uy tín cần tập trung nhiều hơn, một là vận động trẻ em học ở các cấp cao hơn và đặc biệt là học nghề. Học để có chuyên môn sâu. Vấn đề thứ hai, chúng ta có các chương trình dạy tiếng dân tộc tại địa phương, nhưng việc thu hút dạy tiếng dân tộc có vẻ như chủ yếu dành cho nam giới nhiều hơn. Do vậy có lẽ các chức sắc tôn giáo cần tập trung nhiều hơn đến các trẻ em gái, để các em có thêm tự tin, có thêm cơ hội.”
Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền khẳng định: Người có uy tín là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân, những ý kiến, những kinh nghiệm thu được từ hội thảo sẽ được tổng hợp, nghiên cứu, vận dụng trong công tác Hội; đồng thời sẽ có kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền về giải pháp tiếp tục thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong thời gian tới./.
Viết bình luận
Tin liên quan
TĂNG CƯỜNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÙNG DÂN TỘC
VOV4.VOV.VN: Thời gian qua, Nhà nước luôn chú trọng việc đảm bảo bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số với việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chính sách, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới. Đặc biệt là Dự án 8 về Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
TĂNG CƯỜNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÙNG DÂN TỘC
VOV4.VOV.VN: Thời gian qua, Nhà nước luôn chú trọng việc đảm bảo bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số với việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chính sách, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới. Đặc biệt là Dự án 8 về Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp đoàn đại biểu Người có uy tín trong Chương trình “Điểm tựa của bản làng”
VOV4.VOV.VN - Chiều 16/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt đoàn đại biểu người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới, hải đảo nhân dịp về Hà Nội dự Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ hai, năm 2024 do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức.
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp đoàn đại biểu Người có uy tín trong Chương trình “Điểm tựa của bản làng”
VOV4.VOV.VN - Chiều 16/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt đoàn đại biểu người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới, hải đảo nhân dịp về Hà Nội dự Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ hai, năm 2024 do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức.
Tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật và bài trừ hủ tục lạc hậu cho cán bộ, già làng, trưởng bản, Người có uy tín tại Gia Lai
VOV4.VOV.VN - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành Quyết định số 1576/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản và Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại tỉnh Gia Lai.
Tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật và bài trừ hủ tục lạc hậu cho cán bộ, già làng, trưởng bản, Người có uy tín tại Gia Lai
VOV4.VOV.VN - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành Quyết định số 1576/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản và Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại tỉnh Gia Lai.
Thường trực Ban Bí thư: Phát huy vai trò của người có uy tín trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
VOV4.VOV.VN - Tối 16/6, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp tổ chức Lễ tôn vinh người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024 với chủ đề “Điểm tựa của bản làng”.
Thường trực Ban Bí thư: Phát huy vai trò của người có uy tín trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
VOV4.VOV.VN - Tối 16/6, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp tổ chức Lễ tôn vinh người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024 với chủ đề “Điểm tựa của bản làng”.