Quảng Ninh: “Gỡ khó” giải ngân vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cho “vùng khó”
Thứ tư, 14:14, 10/07/2024 Trường Giang/VOV Đông Bắc Trường Giang/VOV Đông Bắc
VOV4.VOV.VN: Mặc dù có chủ trương phân bổ 300 tỷ đồng nguồn vốn phát triển sản xuất thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nhưng đến nay, tỷ lệ giải ngân tại Quảng Ninh vô cùng thấp. Làm sao để “gỡ khó” đưa nguồn vốn đến tay người dân, phục vụ nâng cao chất lượng đời sống là vấn đề “nóng” trong phiên chất vấn tại HĐND tỉnh Quảng Ninh.

Triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng dẫn của Trung ương, các địa phương phải cân đối bố trí tối thiểu 30% tổng nguồn vốn Chương trình cho nhiệm vụ hỗ trợ phát triển sản xuất trong cả giai đoạn. Cuối năm 2023, HĐND tỉnh Quảng Ninh quyết nghị phân bổ 300 tỷ đồng nguồn vốn phát triển sản xuất để thực hiện Chương trình tổng thể phát triển bền vững KTXH, đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo gắn với thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia cho 9 địa phương trong tỉnh.

Đến hiện tại, Quảng Ninh dự kiến mới sử dụng được hơn 35 tỷ đồng cho 4 huyện (chiếm gần 12%), các địa phương còn lại không có đề xuất sử dụng, đề nghị thu hồi về ngân sách gần 265 tỷ đồng chưa thực hiện phân bổ.

"Trên địa bàn Quảng Ninh chỉ được hỗ trợ cộng đồng cho khu vực III là đồng bào DTTS sống ở khu vực đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên hiện Quảng Ninh không còn địa bàn khu vực III, cho nên không thể triển khai được. Với hỗ trợ theo chuỗi sản xuất, quá trình triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc về quy hoạch vùng sản xuất tập trung và người đứng đầu chuỗi liên kết." - Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ninh đưa ra những vướng mắc, khó khăn từ quy định về đối tượng được hỗ trợ.

Các nhóm hộ, HTX đăng ký thực hiện các dự án theo từng Chương trình MTQG cũng không đáp ứng được tỷ lệ tối thiểu 50% thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Cùng với đó là những vướng mắc trong việc hỗ trợ sau đầu tư, đảm bảo tỷ lệ xoay vòng để bảo toàn vốn, hỗ trợ theo đặt hàng…

Tuy vậy, lấy dẫn chứng về việc vẫn có địa phương đang triển khai tốt các mô hình phát triển sản xuất và có cách làm để tự tháo gỡ khó khăn, như huyện Đầm Hà, các đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ninh khẳng định còn có nguyên nhân thuộc về trách nhiệm trong tổ chức triển khai thực hiện. Các địa phương chưa quyết liệt, tích cực trong việc vận động, mời gọi và hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX thực hiện xây dựng dự án liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ; chưa thực hiện việc giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong lĩnh vực nông nghiệp…

Khẳng định nhu cầu vốn phát triển sản xuất trong nhân dân là rất lớn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ninh cũng đề nghị HĐND tỉnh xem xét điều chỉnh vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh đã phân bổ hỗ trợ cho 9 địa phương sang ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội (theo quy định tại khoản 6, điều 4, Nghị quyết 111/2024/NQ15 ngày 18/1/2024 của Quốc hội khóa XV về một số cơ chế chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia). Hiện nay, thông qua kênh vay vốn này có khoảng hơn 26.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, người lao động và các đối tượng chính sách khác ở Quảng Ninh được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi với số tiền khoảng 1.645 tỷ đồng/năm.

Tại kỳ họp này, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để cho vay phát triển sản xuất. Nhằm đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ phát triển sản xuất, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu rà soát lại quá trình triển khai để làm rõ các bất cập khách quan, chủ quan; rút kinh nghiệm lập dự toán trong năm tiếp theo, đảm bảo nguồn vốn đến với người dân để có năng lực sản xuất mới, phấn đấu đến hết năm 2025 đưa mức thu nhập của người dân nông thôn đạt tối thiểu từ 100 triệu đồng/năm trở lên.

"Rà soát, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, nhất là những mô hình theo chuỗi liên kết, sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, không “bỏ rơi” người dân. Sử dụng được nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất theo đúng quy định, đúng chính sách, chủ trương. Đề nghị UBND các địa phương quyết liệt trong việc giao biển, giao mặt biển đã có quy định để ngư dân có mô hình sản xuất mới bền vững hơn, phải cơ bản giải quyết được vấn đề này trong quý III/2024." - Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh khẳng định./.

Trường Giang/VOV Đông Bắc

Viết bình luận

Tin liên quan

Tính toán lại việc đối ứng ngân sách huyện nghèo thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia
Tính toán lại việc đối ứng ngân sách huyện nghèo thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia

VOV4.VOV.VN - Ngày 2/7, Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội cùng các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi đã có buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 7 tại 2 xã Sơn Mùa, Sơn Tân, huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Các kiến nghị như: đề nghị không bắt buộc nguồn đối ứng ngân sách huyện thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; nghiên cứu thay đổi biểu mẫu đánh giá, điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo để đánh giá chuẩn xác... được cử tri gửi tới Phó Chủ tịch Quốc hội.

Tính toán lại việc đối ứng ngân sách huyện nghèo thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia

Tính toán lại việc đối ứng ngân sách huyện nghèo thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia

VOV4.VOV.VN - Ngày 2/7, Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội cùng các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi đã có buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 7 tại 2 xã Sơn Mùa, Sơn Tân, huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Các kiến nghị như: đề nghị không bắt buộc nguồn đối ứng ngân sách huyện thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; nghiên cứu thay đổi biểu mẫu đánh giá, điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo để đánh giá chuẩn xác... được cử tri gửi tới Phó Chủ tịch Quốc hội.

Chương trình mục tiêu quốc gia góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Định
Chương trình mục tiêu quốc gia góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Định

VOV4.VOV.VN - Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần thay đổi diện mạo vùng núi tỉnh Bình Định. Địa phương tiếp tục triển khai các dự án, tiểu dự án liên quan của chương trình này.

Chương trình mục tiêu quốc gia góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Định

Chương trình mục tiêu quốc gia góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Định

VOV4.VOV.VN - Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần thay đổi diện mạo vùng núi tỉnh Bình Định. Địa phương tiếp tục triển khai các dự án, tiểu dự án liên quan của chương trình này.

Người dân nghèo miền núi tỉnh Bình Định an cư từ chương trình mục tiêu quốc gia
Người dân nghèo miền núi tỉnh Bình Định an cư từ chương trình mục tiêu quốc gia

VOV4.VOV.VN - Thời gian qua, từ chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện An Lão, tỉnh Bình Định đã đầu tư nhiều khu dân cư và hỗ trợ người dân xây dựng mới nhà cửa. Chương trình MTQG đã tạo điều kiện cho những hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS thiếu đất ở có đất dựng nhà cũng như mở rộng quỹ đất để phát triển không gian khu dân cư mới và các công trình công cộng.

Người dân nghèo miền núi tỉnh Bình Định an cư từ chương trình mục tiêu quốc gia

Người dân nghèo miền núi tỉnh Bình Định an cư từ chương trình mục tiêu quốc gia

VOV4.VOV.VN - Thời gian qua, từ chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện An Lão, tỉnh Bình Định đã đầu tư nhiều khu dân cư và hỗ trợ người dân xây dựng mới nhà cửa. Chương trình MTQG đã tạo điều kiện cho những hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS thiếu đất ở có đất dựng nhà cũng như mở rộng quỹ đất để phát triển không gian khu dân cư mới và các công trình công cộng.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC