Phá thế độc canh cây lúa
Yên Ninh là xã miền núi phía Bắc của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên với địa hình đồi núi tương đối phức tạp. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 4.756,81 ha, dân số 6,777 người, trong đó gần 80% là đồng bào dân tộc thiểu số.
Tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế đặc điểm đất đai của địa phương, đồng bào người dân tộc Sán Chí ở xã Yên Ninh, huyện Phú Lương đang từng bước hình thành vùng trồng cây dược liệu, góp phần phá thế độc canh cây lúa tạo nguồn thu nhập ổn định.
Anh Hoàng Khắc Cần, Giám đốc Công ty cổ phần sản phẩm thiên nhiên DK, xóm Đồng Phủ 2, Xã Yên Ninh, Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên cho biết: Năm 2011, kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học của PGS.TS Trần Văn Ơn, Giảng viên cao cấp Bộ môn Thực vật, Trường đại học Dược Hà Nội. Anh Cần đã cùng bà con trong vùng thử nghiệm trồng cây dược liệu Thìa Canh trên đất ruộng.
Anh Cần cho biết: Dây thìa canh thích hợp với vùng đất cao, thoát nước tốt, tầng đất sâu, đất từ cát pha đến thịt trung bình. Loại cây này có sức sống rất tốt, chỉ cần cung cấp đủ nước, kết hợp chăm sóc, bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật thì cây phát triển ổn định, đảm bảo về năng suất, sản lượng.
Thời điểm thích hợp nhất để trồng là vào tháng 4 hoặc tháng 7, đất sau khi được cày tơi, phơi ải và diệt trừ hết mầm bệnh, sau đó được vun luống cao từ 30-35cm. Mỗi luống cách nhau từ 1,3-1,5m sau khi trồng, dùng rơm rạ đậy kín xung quanh gốc cây và toàn mặt luống để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại mọc để cây nhanh bén rễ.
Quá trình chăm sóc, để đảm bảo an toàn sinh học cho dây thìa canh đạt chuẩn hữu cơ TCVN 11041-1:2017 & TCVN 1104-2:2017 và tiêu chuẩn GACP-WHO hoàn toàn không dùng thuốc diệt cỏ mà sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) để quản lý sâu bệnh hại trên dây thìa canh, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật kết hợp làm sạch cỏ thủ công, kiểm tra ngắt bỏ bộ phận bị sâu bệnh ngay khi phát hiện, không để lây lan ra diện rộng.
Dây thìa canh thường cho thu hoạch tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, có thể kéo dài đến tháng 12 nếu thời tiết thuận lợi. Hiện nay, với diện tích trồng dây thìa canh khoảng 3,5 ha thu hoạch từ 3-4 vụ, 2 tháng thu hoạch 1 lần, sản lượng dự kiến cho 50 tấn tươi /năm.
So với cây lúa, ngô và một số cây trồng khác, cây dây thìa canh mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 4 lần. Quy trình chế biến đạt tiêu chuẩn ORGANIC sau khi được thu hái, nguyên liệu tươi được loại sạch cỏ dại, sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi cắt thái bằng máy công nghiệp, các chi tiết máy được chế tạo từ inox.
Sản phẩm sẽ được phơi, sao thơm bằng nhà sấy năng lượng mặt trời hoặc sấy bằng máy sấy làm từ các chi tiết bằng inox. Sau khi phơi khô, dược liệu được sao thơm bằng máy tôn quay inox.
Nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS
Sản phẩm sẽ được phơi, sao thơm bằng nhà sấy năng lượng mặt trời hoặc sấy bằng máy sấy làm từ các chi tiết bằng inox. Sau khi phơi khô, dược liệu được sao thơm bằng máy tôn quay inox. Dược liệu sao thơm sẽ để nguội và được chuyển đến phòng đóng gói. Sử dụng bao bì túi bạc, đóng gói đủ khối lượng 150gr bằng cân điện tử, hút chân không bằng máy hút chân không DZ 400, sau đó được kiểm tra kỹ lưỡng và phân phối ra thị trường.
Năm 2021, sản phẩm Trà dây thìa canh DK, từ dây thìa canh lá to đã được UBND tỉnh Thái Nguyên xếp hạng sản phẩm OCOP 4 sao. Đây là một trong những động lực để người dân phát triển thương hiệu, phát huy nghề trồng, chế biến và bảo tồn nguồn dược liệu quý.
Anh Cần cho biết: Hiện nay, nhiều hộ tham gia trồng cây dược liệu Thìa Canh ngay sau khi thu hoạch sẽ bán trực tiếp cho công ty cổ phần sản phẩm thiên nhiên DK với giá 8.000 đồng/ cân. Với khoản thu nhập này, đã giúp đời sống kinh tế của một số hộ là đồng bào người Sán Chí tại địa phương được nâng cao hơn, ổn định hơn.
Các sản phẩm từ dây thìa canh được bán ra thị trường với đa dạng mặt hàng như: Trà dây thìa canh DK-Từ dây thìa canh lá to 150 gam với giá 100.000 đồng; Trà dây thìa canh DK-Từ dây thìa canh lá to 300 gam với giá 190.000 đồng; Trà túi lọc dây thìa canh lá to có giá 55.000 đồng, Dây thìa canh đóng gói DK 100 gam có giá 40.000 đồng, Dây thìa canh đóng gói DK-Loại đặc biệt 100 gam có giá 55.000 đồng…
Viết bình luận
Tin liên quan
Biên phòng Pa Ủ giúp đồng bào La Hủ phát triển kinh tế
VOV4.VOV.VN - Mấy năm nay, bản làng của người La Hủ ở xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã có nhiều khởi sắc, nhờ sự hỗ trợ, giúp sức của các chiến sĩ quân hàm xanh đồn biên phòng Pa Ủ.
Biên phòng Pa Ủ giúp đồng bào La Hủ phát triển kinh tế
VOV4.VOV.VN - Mấy năm nay, bản làng của người La Hủ ở xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã có nhiều khởi sắc, nhờ sự hỗ trợ, giúp sức của các chiến sĩ quân hàm xanh đồn biên phòng Pa Ủ.
Chú trọng phát triển cây trồng chủ lực giúp dân thoát nghèo
VOV4.VOV.VN - Nhiều địa phương ở vùng miền núi đang tích cực mở rộng diện tích trồng cây dược liệu quý hiếm,trong đó có sâm,trở thành cây trồng chủ lực, để vươn lên làm giàu. (Chương trình Dân tộc và Phát triển 29/6)
Chú trọng phát triển cây trồng chủ lực giúp dân thoát nghèo
VOV4.VOV.VN - Nhiều địa phương ở vùng miền núi đang tích cực mở rộng diện tích trồng cây dược liệu quý hiếm,trong đó có sâm,trở thành cây trồng chủ lực, để vươn lên làm giàu. (Chương trình Dân tộc và Phát triển 29/6)
Người tiên phong làm du lịch cộng đồng ở làng Đăk Asêl
VOV4.VOV.VN - Ở xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, nhiều hộ dân rất tin tưởng, học kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng của gia đình anh Đinh Văn Quý (SN 1991). Mô hình không chỉ góp phần tăng thu nhập cho gia đình anh, mà còn lan tỏa cách làm du lịch, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều người dân trong làng, trong xã.
Người tiên phong làm du lịch cộng đồng ở làng Đăk Asêl
VOV4.VOV.VN - Ở xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, nhiều hộ dân rất tin tưởng, học kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng của gia đình anh Đinh Văn Quý (SN 1991). Mô hình không chỉ góp phần tăng thu nhập cho gia đình anh, mà còn lan tỏa cách làm du lịch, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều người dân trong làng, trong xã.
Nhiều mô hình sinh kế mới tại Lai Châu hình thành từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân
VOV4.VOV.VN - Từ nguồn vốn vay do tổ chức hội nông dân nhận ủy thác và vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều gia đình ở vùng cao Lai Châu đã có điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Từ đây, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mới, giúp bà con thoát nghèo, ổn định đời sống.
Nhiều mô hình sinh kế mới tại Lai Châu hình thành từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân
VOV4.VOV.VN - Từ nguồn vốn vay do tổ chức hội nông dân nhận ủy thác và vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều gia đình ở vùng cao Lai Châu đã có điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Từ đây, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mới, giúp bà con thoát nghèo, ổn định đời sống.