Bản sắc riêng trong Lễ cúng cầu mưa của người Ê Đê
Thứ ba, 07:20, 21/05/2024 Theo báo Dân tộc và Phát triển Theo báo Dân tộc và Phát triển
VOV4.VOV.VN - Đồng bào dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk giữ gìn nhiều lễ hội, nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ vòng đời quan trọng. Trong đó, Lễ cúng cầu mưa mang nét đẹp, bản sắc riêng mà người Ê Đê còn gìn giữ đến ngày nay.

 

Tháng 3, tháng 4 là thời kỳ cao điểm của mùa khô Tây Nguyên, người dân ở nhiều buôn làng gặp khó khăn về nước sinh hoạt và sản xuất. Cũng vì thế, đồng bào Ê Đê thường tổ chức lễ cúng cầu mưa xin các vị thần linh cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, buôn làng no ấm.

Cầu mưa tiếng Ê Đê gọi là “Kăm Mah”. Để chuẩn bị cho Lễ cúng cầu mưa, bà con trong buôn họp bàn chọn khoảnh đất rộng, bằng phẳng, có cây cổ thụ, đó là nơi tốt nhất để hành lễ. Đàn ông dựng cây nêu, chòi nhỏ để cúng Yang. Còn phụ nữ, chuẩn bị lễ vật cũng và các dụng cụ làm nương rẫy.

Theo phong tục của người Ê Đê, mùa màng thất bát là do thần Ác sai khiến muông thú phá cây trồng, nương rẫy. Vì vậy, sau khi thực hiện Lễ cúng cầu mưa thì bà con mới được trồng, tỉa các loại hoa màu để việc sản xuất được thuận lợi, không bị các loại thú rừng, chim muông phá hoại.

Việc thực hiện nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Ê Đê không chỉ chứa đựng giá trị nhân văn, ý nghĩa tâm linh mà còn là hoạt động khơi lại truyền thống văn hóa, lan tỏa tình yêu văn hóa và thái độ trân trọng thiên nhiên của con người.

Một số hình ảnh Lễ cúng cầu mưa của người Ê Đê

 

 

 

 

 

 

 

 


Theo báo Dân tộc và Phát triển

Viết bình luận

Tin liên quan

Điệu xoang, tiếng chiêng của đồng bào Tây Nguyên
Điệu xoang, tiếng chiêng của đồng bào Tây Nguyên

VOV4.VOV.VN - Trong kho tàng văn hóa dân ca dân vũ của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên nói chung cũng như ở tỉnh Kon Tum nói riêng, tiếng chiêng, điệu múa Xoang đã trở thành huyền thoại, gắn liền với những sinh hoạt cộng đồng của bà con. Mỗi khi tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên, là ở đó có điệu múa Xoang mượt mà, uyển chuyển của các chàng trai cô gái, làm mê đắm lòng người. (Chương trình Tìm hiểu các dân tộc Việt Nam ngày 19/2/2024)

Điệu xoang, tiếng chiêng của đồng bào Tây Nguyên

Điệu xoang, tiếng chiêng của đồng bào Tây Nguyên

VOV4.VOV.VN - Trong kho tàng văn hóa dân ca dân vũ của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên nói chung cũng như ở tỉnh Kon Tum nói riêng, tiếng chiêng, điệu múa Xoang đã trở thành huyền thoại, gắn liền với những sinh hoạt cộng đồng của bà con. Mỗi khi tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên, là ở đó có điệu múa Xoang mượt mà, uyển chuyển của các chàng trai cô gái, làm mê đắm lòng người. (Chương trình Tìm hiểu các dân tộc Việt Nam ngày 19/2/2024)

Sử thi Tây Nguyên – Tiếng vọng đại ngàn
Sử thi Tây Nguyên – Tiếng vọng đại ngàn

VOV4.VOV.VN - Với các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, Sử thi chứa đựng cả một bề dày văn hóa, một chiều dài lịch sử, cũng như những kinh nghiệm sống được tích lũy lâu đời. Mỗi sử thi đều mang hồn cốt văn hóa, như thanh âm hùng vĩ của cuộc sống cộng đồng dân tộc nơi đại ngàn, vọng về từ hàng nghìn năm lịch sử. Tiếng vọng ấy, sau một số năm trầm lắng, nay lại cảm nhận rõ ở nhiều buôn làng khi các hoạt động diễn xướng được khôi phục.

Sử thi Tây Nguyên – Tiếng vọng đại ngàn

Sử thi Tây Nguyên – Tiếng vọng đại ngàn

VOV4.VOV.VN - Với các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, Sử thi chứa đựng cả một bề dày văn hóa, một chiều dài lịch sử, cũng như những kinh nghiệm sống được tích lũy lâu đời. Mỗi sử thi đều mang hồn cốt văn hóa, như thanh âm hùng vĩ của cuộc sống cộng đồng dân tộc nơi đại ngàn, vọng về từ hàng nghìn năm lịch sử. Tiếng vọng ấy, sau một số năm trầm lắng, nay lại cảm nhận rõ ở nhiều buôn làng khi các hoạt động diễn xướng được khôi phục.

Du lịch Tây Nguyên – Đánh thức bản sắc cộng đồng
Du lịch Tây Nguyên – Đánh thức bản sắc cộng đồng

VOV4.VOV.VN - Năm 2023, du lịch ở các tỉnh Tây Nguyên có nhiều khởi sắc. Với rất nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức từ cấp vùng tới cấp cơ sở, du lịch không chỉ góp phần thúc đẩy về kinh tế mà đang tạo đà để “đánh thức” bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc tại chỗ.

Du lịch Tây Nguyên – Đánh thức bản sắc cộng đồng

Du lịch Tây Nguyên – Đánh thức bản sắc cộng đồng

VOV4.VOV.VN - Năm 2023, du lịch ở các tỉnh Tây Nguyên có nhiều khởi sắc. Với rất nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức từ cấp vùng tới cấp cơ sở, du lịch không chỉ góp phần thúc đẩy về kinh tế mà đang tạo đà để “đánh thức” bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc tại chỗ.

Bức tranh sắc màu trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Tây nguyên
Bức tranh sắc màu trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Tây nguyên

VOV4.VOV.VN - Sự góp mặt của đông đảo đồng bào các dân tộc đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên và du khách đến với Kon Tum tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Tây nguyên đã tạo nên một không gian văn hóa đa dạng, độc đáo và hấp dẫn chưa từng có. (Chương trình Dân tộc và Phát triển ngày 29/11/2023).

Bức tranh sắc màu trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Tây nguyên

Bức tranh sắc màu trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Tây nguyên

VOV4.VOV.VN - Sự góp mặt của đông đảo đồng bào các dân tộc đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên và du khách đến với Kon Tum tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Tây nguyên đã tạo nên một không gian văn hóa đa dạng, độc đáo và hấp dẫn chưa từng có. (Chương trình Dân tộc và Phát triển ngày 29/11/2023).

Xao xuyến tường hoa Buôn Trấp
Xao xuyến tường hoa Buôn Trấp

VOV4.VOV.VN - Buôn Trấp, theo tiếng Ê-đê, nghĩa là buôn trũng-ướt, nguyên là vùng đất đầy lau sậy, bùn sình ngập quá thắt lưng người. Sau 40 năm khai khẩn, xây dựng, Buôn Trấp đã là thị trấn huyện lỵ trù phú của huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.

Xao xuyến tường hoa Buôn Trấp

Xao xuyến tường hoa Buôn Trấp

VOV4.VOV.VN - Buôn Trấp, theo tiếng Ê-đê, nghĩa là buôn trũng-ướt, nguyên là vùng đất đầy lau sậy, bùn sình ngập quá thắt lưng người. Sau 40 năm khai khẩn, xây dựng, Buôn Trấp đã là thị trấn huyện lỵ trù phú của huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC