Bạc Liêu: Gìn giữ văn hóa Khmer
Thứ năm, 14:07, 09/05/2024 (Theo Báo Biên phòng) (Theo Báo Biên phòng)
VOV4.VOV.VN - Bạc Liêu là địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống đan xen cùng với các dân tộc Kinh và Hoa. Bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer chính là niềm tự hào của phum, sóc. Thời gian qua, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm chung tay bảo tồn, đánh thức giá trị của văn hóa truyền thống Khmer, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

 

Chung tay giữ gìn văn hóa của đồng bào Khmer

Có dịp về các xã Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi), Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân) hay Vĩnh Trạch Đông (thành phố Bạc Liêu) - địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống, không khó nhận ra hệ thống thiết chế văn hóa-thể thao được đầu tư khá khang trang. Không những góp phần làm bừng sáng diện mạo các xã nông thôn mới, những công trình văn hóa này còn bổ sung các điểm vui chơi-giải trí, xây dựng môi trường sinh hoạt văn hóa-văn nghệ, thể thao lành mạnh cho đồng bào Khmer.

Ông Thạch Quyết, ở ấp Cù Lao, xã Hưng Hội chia sẻ: “Đa số các lễ hội truyền thống, hoạt động sinh hoạt văn hóa của người Khmer đều gắn với ngôi chùa. Tuy nhiên, các thiết chế văn hóa được đầu tư đến tận các ấp cũng có vai trò quan trọng trong việc gắn kết cộng đồng, thúc đẩy các phong trào văn hóa-văn nghệ ở cơ sở, trong đó, việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư hằng năm là minh chứng rõ nét nhất. Ngoài chùa Khmer thì đây cũng là một không gian để giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa Khmer”.

Để bảo tồn và phát huy giá trị những di sản văn hóa như nghệ thuật truyền thống, trang phục, ẩm thực, lễ hội..., thời gian qua, các địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Bên cạnh đó, đời sống ngày càng được nâng cao cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Khmer tiếp xúc với sản phẩm văn hóa mới. Hơn hết, sự quan tâm chăm lo đời sống cho đồng bào Khmer của Đảng và Nhà nước không chỉ có tác động tích cực đến chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, mà còn góp phần làm chuyển biến đời sống của đồng bào trên tất cả các lĩnh vực.

Để văn hóa dân tộc Khmer duy trì sức sống lâu dài trong đời sống của người dân, đòi hỏi sự định hướng và đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ từ phía các ngành chức năng. Quan trọng hơn, đồng bào phum, sóc cần phát huy ý thức dân tộc để ra sức khôi phục, giữ gìn thứ “tài sản” độc đáo mà ông cha đã truyền lại.

Ông Hứa Ngọc Triệu, Phó Trưởng ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Trong giai đoạn hiện nay, muốn bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Khmer thì cần tích cực truyền dạy cho thế hệ trẻ. Đây là công việc phải thực hiện thường xuyên và lâu dài thông qua việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung, thế hệ trẻ nói riêng. Bên cạnh đó, cũng cần xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao... trong vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số nhằm thu hút đông đảo người dân tham gia, để từ đó nâng cao ý thức của đồng bào trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”.

Nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào Khmer

Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Bạc Liêu đã phân bổ hơn 17 tỷ đồng cho việc triển khai các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa như: Nghệ thuật truyền thống, ẩm thực, trang phục, lễ hội... của đồng bào Khmer.

Bà Trần Thị Lan Phương, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Trong 2 năm qua, Bạc Liêu đã tổ chức trình diễn, tái hiện 2 lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer là Tết Chol Chnam Thmay, Lễ hội Ok om bok. Hiện tại, Bạc Liêu là địa phương duy nhất trong khu vực có nhà hát biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ khán giả hằng tuần. Những tiết mục biểu diễn với trang phục truyền thống, phục dựng lại các lễ hội truyền thống một cách cô đọng, dễ hiểu, thu hút rất nhiều khách du lịch”.

Nhờ sự quan tâm, chú trọng việc nâng cao đời sống tinh thần, đặc biệt là vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer. Đây không chỉ là nơi thể hiện tín ngưỡng, văn hóa của người dân, mà còn là nơi tổ chức các hoạt động cộng đồng như dạy chữ, lễ hội, cung cấp kinh nghiệm sản xuất hiệu quả, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước./.

(Theo Báo Biên phòng)

Viết bình luận

Tin liên quan

Anh nông dân Khmer thu nhập tiền tỷ từ kinh doanh lúa gạo
Anh nông dân Khmer thu nhập tiền tỷ từ kinh doanh lúa gạo

VOV4.VOV.VN - Anh Thạch Thi, 45 tuổi, người dân tộc Khmer ở thị trấn Hưng Lợi, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng sở hữu 13 ha đất ruộng, một nhà máy sấy lúa hiện đại, nhiều trọng tải lớn thu mua lúa hàng ngàn tấn mỗi năm…. với tổng thu nhập kiếm được hàng tỷ đồng.

Anh nông dân Khmer thu nhập tiền tỷ từ kinh doanh lúa gạo

Anh nông dân Khmer thu nhập tiền tỷ từ kinh doanh lúa gạo

VOV4.VOV.VN - Anh Thạch Thi, 45 tuổi, người dân tộc Khmer ở thị trấn Hưng Lợi, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng sở hữu 13 ha đất ruộng, một nhà máy sấy lúa hiện đại, nhiều trọng tải lớn thu mua lúa hàng ngàn tấn mỗi năm…. với tổng thu nhập kiếm được hàng tỷ đồng.

Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân người dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn
Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân người dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn

VOV4.VOV.VN - Chiều ngày 8/4, tại Ấp khu 2, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Quỹ học bổng Vừ A Dính và Câu Lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu" tổ chức lễ bàn giao Nhà đồng đội cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn. Dự buổi lễ bàn giao nhà có bà Trương Mỹ Hoa, Nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm Câu Lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu”.

Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân người dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn

Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân người dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn

VOV4.VOV.VN - Chiều ngày 8/4, tại Ấp khu 2, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Quỹ học bổng Vừ A Dính và Câu Lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu" tổ chức lễ bàn giao Nhà đồng đội cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn. Dự buổi lễ bàn giao nhà có bà Trương Mỹ Hoa, Nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm Câu Lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu”.

Vùng đồng bào Khmer khởi sắc vui Xuân đón Tết
Vùng đồng bào Khmer khởi sắc vui Xuân đón Tết

VOV4.VOV.VN - Trong những năm qua, tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, đưa đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống. Từ các chương trình, dự án, chính sách dân tộc triển khai kịp thời đã giúp đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer trong tỉnh vươn lên, khởi sắc, đón tết Nguyên đán 2024 này trong niềm vui hạnh phúc và đầm ấm.

Vùng đồng bào Khmer khởi sắc vui Xuân đón Tết

Vùng đồng bào Khmer khởi sắc vui Xuân đón Tết

VOV4.VOV.VN - Trong những năm qua, tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, đưa đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống. Từ các chương trình, dự án, chính sách dân tộc triển khai kịp thời đã giúp đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer trong tỉnh vươn lên, khởi sắc, đón tết Nguyên đán 2024 này trong niềm vui hạnh phúc và đầm ấm.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC