Làm nông nghiệp bằng sự minh bạch và tử tế
Thứ tư, 00:00, 27/11/2019 Việt Phú BT CT + 2 ảnh Việt Phú BT CT + 2 ảnh
VOV4.VN- Cây sachi hiện được trồng nhiều ở các tỉnh Hòa Bình, Gia Lai, Đắk Lắk và một số tỉnh phía Nam. Nhận thấy tiềm năng và hiệu quả của giống cây trồng này, bạn trẻ người Tày, tên là Trịnh Thị Thanh Hòa đã nảy ra ý tưởng và phát triển mô hình khởi nghiệp của mình. Không những vậy, mô hình trồng cây sachi của Thanh Hòa đã hỗ trợ chonhiều bà con dân tộc thiểu số nơi cô sinh sống.

Tại hội chợ Tuần lễ giới thiệu Sản phẩm cây ăn quả có múi và nông thủy sản an toàn, chất lượng tỉnh Hòa Bình năm 2019 được tổ chức tại siêu thị Big Thăng Long. Có một loại hạt được khách hàng rất quan tâm, đó là các sản phẩm được chế biến từ cây sachi, một loại cây có xuất xứ từ Nam Mỹ. Gian hàng này của cô gái người Tày Trịnh Thị Thanh Hòa ở Đà Bắc, Hòa Bình.

Trịnh Thị Thanh Hòa tại gian trưng bày các sản phẩm từ cây sachi tại Hà Nội. Ảnh VP

Theo Hòa, đây là những sản phẩm do chính tay cô và bà con dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Đà Bắc tự tay vun trồng. Với Hòa việc  gắn bó với Sachi- giống cây trồng hoàn toàn lạ lẫm này cũng xuất phát từ chính những ngày cô theo học trường đại học nông nghiệp Hà Nội năm 2014. Nhận thấy tiềm năng và đặc biệt là hàm lượng omega 3-6-9 có trong hạt cây sachi, do vậy cây sachi đã lôi cuốn cô, thu hút cô để rồi giờ đây, hơn 100 ha sachi qua việc liên kết với các hộ dân  đã vươn lên xanh tốt, hứa hẹn nhiều tiềm năng.

Thanh Hòa cho biết: cây sachi trồng 1 lần cho thu hoạch tới 20 – 30 năm, cho sản lượng đạt được khoảng 3,5 tấn hạt/ha, doanh thu từ 130 – 150 triệu đồng. Hiện nay, vùng nguyên liệu sachi của Hòa đã ổn định, nhưng cô cũng chưa thể quên được những khởi đầu khó khăn của mình. Hòa đã phải lặn lội, học hỏi cách chăm sóc, thậm chí phải vào tận Tây Nguyên để học cách phòng trừ sâu bệnh cho cây. Khó khăn là vậy nhưng cô không nản chí.Từ 15 ha ban đầu, giờ đây vùng nguyên liệu cây sachi của Trịnh Thị  Thanh Hòa đã lên đến gần 200 ha, trong đó có 120ha đã cho thu hái. Để có diện tích như vậy, Hòa đã đứng ra vận động bà con hình thành hợp tác xã, liên kết với các hộ dân trong huyện, cung cấp giống và đảm bảo đầu ra ổn định cho bà con.Hiện tại, cô gái Tày - Trịnh Thị Thanh Hòa đang có 3 sản phẩm chính từ cây sachi là dầu, trà và hạt sấy. Một số sản phẩm phụ như rau an toàn, bột protein và mật ong sachi cũng đã được thị trường đón nhận. Thanh Hòa cho biết: Với hình thức sản xuất theo chuỗi liên kết (liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân thông qua mô hình HTX), dự án đặt ra mục tiêu: trồng và cung cấp các sản phẩm từ cây sachi đáp ứng một phần nhu cầu của cả nước và xuất khẩu đi các nước trên thế giới; tận dụng đất đồi hoang hóa chuyển đổi trồng cây sachi có giá trị kinh tế cao; góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống xói mòn, rửa trôi đất, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, dự án đặt mục tiêu tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị dinh dưỡng cao, an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng; giải quyết việc làm cho từ 400 - 500 lao động nông nhàn, nhất là Đoàn viên thanh niên, Hội viên phụ nữ người dân tộc thiểu số tại địa phương..Với ý tưởng chuỗi liên kết phát triển vùng nguyên liệu trồng và sản xuất các sản phẩm của cây sachi, Trịnh Thị Thanh Hòa đã đã xuất sắc giành giải nhì cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo thanh niên tỉnh Hòa Bình lần thứ I năm 2018 và và lọt vào vòng chung kết cuộc thi "Dự án khởi nghiệp, sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2019".Tại hội chợ Tuần lễ giới thiệu Sản phẩm cây ăn quả có múi và nông thủy sản an toàn, chất lượng tỉnh Hòa Bình năm 2019 được tổ chức tại siêu thị Big Thăng Long. Có một loại hạt được khách hàng rất quan tâm, đó là các sản phẩm được chế biến từ cây sachi, một loại cây có xuất xứ từ Nam Mỹ. Gian hàng này của cô gái người Tày Trịnh Thị Thanh Hòa ở Đà Bắc, Hòa Bình.

Các sản phẩm từ cây sachi trong đó có hạt sấy và dầu có hàm lượng omega 3-6-9 cao. 

Theo Hòa, đây là những sản phẩm do chính tay cô và bà con dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Đà Bắc tự tay vun trồng. Với Hòa việc  gắn bó với Sachi- giống cây trồng hoàn toàn lạ lẫm này cũng xuất phát từ chính những ngày cô theo học trường đại học nông nghiệp Hà Nội năm 2014. Nhận thấy tiềm năng và đặc biệt là hàm lượng omega 3-6-9 có trong hạt cây sachi, do vậy cây sachi đã lôi cuốn cô, thu hút cô để rồi giờ đây, hơn 100 ha sachi qua việc liên kết với các hộ dân  đã vươn lên xanh tốt, hứa hẹn nhiều tiềm năng.

Thanh Hòa cho biết: cây sachi trồng 1 lần cho thu hoạch tới 20 – 30 năm, cho sản lượng đạt được khoảng 3,5 tấn hạt/ha, doanh thu từ 130 – 150 triệu đồng. Hiện nay, vùng nguyên liệu sachi của Hòa đã ổn định, nhưng cô cũng chưa thể quên được những khởi đầu khó khăn của mình. Hòa đã phải lặn lội, học hỏi cách chăm sóc, thậm chí phải vào tận Tây Nguyên để học cách phòng trừ sâu bệnh cho cây. Khó khăn là vậy nhưng cô không nản chí.

Từ 15 ha ban đầu, giờ đây vùng nguyên liệu cây sachi của Trịnh Thị  Thanh Hòa đã lên đến gần 200 ha, trong đó có 120ha đã cho thu hái. Để có diện tích như vậy, Hòa đã đứng ra vận động bà con hình thành hợp tác xã, liên kết với các hộ dân trong huyện, cung cấp giống và đảm bảo đầu ra ổn định cho bà con. Hiện tại, cô gái Tày - Trịnh Thị Thanh Hòa đang có 3 sản phẩm chính từ cây sachi là dầu, trà và hạt sấy. Một số sản phẩm phụ như rau an toàn, bột protein và mật ong sachi cũng đã được thị trường đón nhận. Thanh Hòa cho biết: Với hình thức sản xuất theo chuỗi liên kết (liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân thông qua mô hình HTX), dự án đặt ra mục tiêu: trồng và cung cấp các sản phẩm từ cây sachi đáp ứng một phần nhu cầu của cả nước và xuất khẩu đi các nước trên thế giới; tận dụng đất đồi hoang hóa chuyển đổi trồng cây sachi có giá trị kinh tế cao; góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống xói mòn, rửa trôi đất, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, dự án đặt mục tiêu tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị dinh dưỡng cao, an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng; giải quyết việc làm cho từ 400 - 500 lao động nông nhàn, nhất là Đoàn viên thanh niên, Hội viên phụ nữ người dân tộc thiểu số tại địa phương..Với ý tưởng chuỗi liên kết phát triển vùng nguyên liệu trồng và sản xuất các sản phẩm của cây sachi, Trịnh Thị Thanh Hòa đã đã xuất sắc giành giải nhì cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo thanh niên tỉnh Hòa Bình lần thứ I năm 2018 và và lọt vào vòng chung kết cuộc thi "Dự án khởi nghiệp, sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2019".

Việt Phú/VOV4

Việt Phú BT CT + 2 ảnh

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC