Hiệu quả mô hình sinh kế đồi - rừng ở xã đặc biệt khó khăn
Thứ hai, 16:07, 08/03/2021 Thu Ha bt Thu Ha bt
VOV4.VN - Từ thay đổi phương thức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân vùng khó khăn Cư Pui.

 

Vui vẻ giới thiệu về đồi keo lai phát triển xanh tốt, ông Sùng Minh Phương, ở thôn Ea Bar, xã Cư Pui, huyện Krông Bông cho biết: thành quả này phần lớn là nhờ nguồn vốn từ Dự án giảm nghèo bền vững hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Trước kia, trên 3 hec ta đất cằn, gia đình ông trồng ngô, sắn, đậu… năng suất thấp, giá cả bấp bênh nên cái nghèo cứ luẩn quẩn. Tháng 5/2019, từ sự hỗ trợ của dự án giảm nghèo bền vững, ông mạnh dạn chuyển đổi sang trồng keo.

Tuy thời gian kéo dài 4-5 năm mới khai thác, nhưng chi phí đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc, có thể trồng xen các cây khác dưới tán cây đã giúp ông yên tâm chuyển đổi.

Ông Sùng Minh Phương cho biết: Trước đây, gia đình tôi trồng cây mì thì tốn nhiều công chăm mà thu về không được bao nhiêu. Từ ngày được chính quyền hỗ trợ chuyển đổi qua trồng cây keo lai, tôi thấy có nhiều cái lợi, không tốn công nhiều, giá thu hiện nay cũng cao. Khoảng 2 năm nữa thì rừng của nhà tôi sẽ cho thu hoạch, tôi sẽ tiếp tục đầu tư trồng cây keo và mong muốn mở rộng thêm diện tích trồng keo.

Cũng là một người dân được thụ hưởng các chương trình hỗ trợ từ Dự án giảm nghèo bền vững khu vực Tây Nguyên, từ tháng 8/2018, bà Hà Thị Hồng, thôn Ea Bar đã chuyển đổi 6 sào cà phê già cỗi kém năng suất sang trồng dứa nếp lai không gai.

Trái dứa ở Cư Pui nói riêng, Krông Bông nói chung có ưu điểm quả to, giòn và nhiều mật nên được khách hàng rất ưa chuộng. Hiện với giá bán từ 15.000 – 18.000 đồng/trái, vườn dứa đem lại thu nhập cho gia đình bà từ 50 – 70 triệu đồng một vụ. Ngoài ra, với giá 1.000 đồng/chồi dứa giống, gia đình còn có khoản thu gần chục triệu đồng.

Bà Hà Thị Hồng chia sẻ:Gia đình tôi được hỗ trợ từ dự án 6 sào 6000 mắt, sau đó gia đình bỏ tiền đầu tư mua thêm trồng 1 héc ta, năm ngoái đã cho thu. Dự tính năm nay gia đình sẽ mở rộng diện tích khoảng 8 sào nữa.

Dự án giảm nghèo Tây Nguyên hỗ trợ người dân Krông Bông trồng dứa trên đất đồi cho thu nhập cao - Ảnh: VOV

Cư Pui là xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Đăk Lăk, với 90% dân số là người dân tộc thiểu số. Nhờ sự hỗ trợ của Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, 3 năm qua, 200 hec-ta đất đồi cằn cỗi đã được người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng: như trồng keo lai, bạch đàn, dứa nếp lai đem lại lợi nhuận kinh tế cao.

Từ hiệu quả của mô hình đồi - rừng kết hợp, nhiều hộ dân ở Cư Pui đã đăng ký trồng rừng để phát triển kinh tế. Với lợi thế về đất đai rộng; kinh tế lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng nguyên liệu, cũng là một trong những định hướng phát triển của địa phương trong giai đoạn tới.

Mô hình sinh kế đồi - rừng đang phát huy hiệu quả ở Cư Pui  - Ảnh: VOV

Riêng năm 2021 này, xã Cư Pui phấn đấu trồng được 300 hec-ta rừng sản xuất. Ông Nguyễn Văn Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Cư Pui, huyện Krông Bông cho biết: Thông qua các chương trình của dự án cũng như các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo của nhà nước, địa phương đang đẩy mạnh trồng rừng trên địa bàn xã nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc, thứ 2, hạn chế tình trạng xói mòn ở khu vực cao, thứ 3 những diện tích này không thích hợp trồng hoa màu nên trồng rừng sẽ giúp bà con cải thiện thu nhập sau 5 năm trồng rừng.

Lãnh đạo xã Cư Phui tạo điều kiện cho người dân bằng cách thông qua dự án giảm nghèo bền vững hỗ trợ giống, tạo điều kiện để họ được vay vốn từ ngân hàng chính sách để hỗ trợ trồng rừng. 

Hiệu quả từ mô hình tạo sinh kế đồi - rừng ở Cư Pui đã giúp người dân thay đổi thói quen sản xuất, không còn tư tưởng ỷ lại, thụ động, biết khai thác những lợi thế của địa phương để tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp. Đây cũng là cách làm của nhiều địa phương trong tỉnh Đắk Lắk nhằm triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững./.

 

Hương Lý/VOV Tây Nguyên

 


Vui vẻ giới thiệu về đồi keo lai phát triển xanh tốt, ông Sùng Minh Phương, ở thôn Ea Bar, xã Cư Pui, huyện Krông Bông cho biết: thành quả này phần lớn là nhờ nguồn vốn từ Dự án giảm nghèo bền vững hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Trước kia, trên 3 hec ta đất cằn, gia đình ông trồng ngô, sắn, đậu… năng suất thấp, giá cả bấp bênh nên cái nghèo cứ luẩn quẩn. Tháng 5/2019, từ sự hỗ trợ của dự án giảm nghèo bền vững, ông mạnh dạn chuyển đổi sang trồng keo.

Tuy thời gian kéo dài 4-5 năm mới khai thác, nhưng chi phí đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc, có thể trồng xen các cây khác dưới tán cây đã giúp ông yên tâm chuyển đổi.

Ông Sùng Minh Phương cho biết: Trước đây, gia đình tôi trồng cây mì thì tốn nhiều công chăm mà thu về không được bao nhiêu. Từ ngày được chính quyền hỗ trợ chuyển đổi qua trồng cây keo lai, tôi thấy có nhiều cái lợi, không tốn công nhiều, giá thu hiện nay cũng cao. Khoảng 2 năm nữa thì rừng của nhà tôi sẽ cho thu hoạch, tôi sẽ tiếp tục đầu tư trồng cây keo và mong muốn mở rộng thêm diện tích trồng keo.

Cũng là một người dân được thụ hưởng các chương trình hỗ trợ từ Dự án giảm nghèo bền vững khu vực Tây Nguyên, từ tháng 8/2018, bà Hà Thị Hồng, thôn Ea Bar đã chuyển đổi 6 sào cà phê già cỗi kém năng suất sang trồng dứa nếp lai không gai.

Trái dứa ở Cư Pui nói riêng, Krông Bông nói chung có ưu điểm quả to, giòn và nhiều mật nên được khách hàng rất ưa chuộng. Hiện với giá bán từ 15.000 – 18.000 đồng/trái, vườn dứa đem lại thu nhập cho gia đình bà từ 50 – 70 triệu đồng một vụ. Ngoài ra, với giá 1.000 đồng/chồi dứa giống, gia đình còn có khoản thu gần chục triệu đồng.

Bà Hà Thị Hồng chia sẻ:Gia đình tôi được hỗ trợ từ dự án 6 sào 6000 mắt, sau đó gia đình bỏ tiền đầu tư mua thêm trồng 1 héc ta, năm ngoái đã cho thu. Dự tính năm nay gia đình sẽ mở rộng diện tích khoảng 8 sào nữa.

Dự án giảm nghèo Tây Nguyên hỗ trợ người dân Krông Bông trồng dứa trên đất đồi cho thu nhập cao - Ảnh: VOV

Cư Pui là xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Đăk Lăk, với 90% dân số là người dân tộc thiểu số. Nhờ sự hỗ trợ của Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, 3 năm qua, 200 hec-ta đất đồi cằn cỗi đã được người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng: như trồng keo lai, bạch đàn, dứa nếp lai đem lại lợi nhuận kinh tế cao.

Từ hiệu quả của mô hình đồi - rừng kết hợp, nhiều hộ dân ở Cư Pui đã đăng ký trồng rừng để phát triển kinh tế. Với lợi thế về đất đai rộng; kinh tế lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng nguyên liệu, cũng là một trong những định hướng phát triển của địa phương trong giai đoạn tới.

Mô hình sinh kế đồi - rừng đang phát huy hiệu quả ở Cư Pui  - Ảnh: VOV

Riêng năm 2021 này, xã Cư Pui phấn đấu trồng được 300 hec-ta rừng sản xuất. Ông Nguyễn Văn Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Cư Pui, huyện Krông Bông cho biết: Thông qua các chương trình của dự án cũng như các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo của nhà nước, địa phương đang đẩy mạnh trồng rừng trên địa bàn xã nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc, thứ 2, hạn chế tình trạng xói mòn ở khu vực cao, thứ 3 những diện tích này không thích hợp trồng hoa màu nên trồng rừng sẽ giúp bà con cải thiện thu nhập sau 5 năm trồng rừng.

Lãnh đạo xã Cư Phui tạo điều kiện cho người dân bằng cách thông qua dự án giảm nghèo bền vững hỗ trợ giống, tạo điều kiện để họ được vay vốn từ ngân hàng chính sách để hỗ trợ trồng rừng. 

Hiệu quả từ mô hình tạo sinh kế đồi - rừng ở Cư Pui đã giúp người dân thay đổi thói quen sản xuất, không còn tư tưởng ỷ lại, thụ động, biết khai thác những lợi thế của địa phương để tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp. Đây cũng là cách làm của nhiều địa phương trong tỉnh Đắk Lắk nhằm triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững./.



Hương Lý/VOV Tây Nguyên

Thu Ha bt

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC