Ông A Lăng Việt, người dân tộc Cơ Tu, ở thôn Pa Nang, xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam là người tiên phong đưa cây chè dây về bản làng để trồng. Năm 2016, ông Việt lên rừng đào cây giống đem về trồng thử nghiệm ở vườn nhà. Qua sơ chế, tiêu thụ thấy hiệu quả kinh tế, ông A Lăng Việt tiếp tục mở rộng diện tích trồng chè dây lên 2 héc ta.
Cây chè dây Ra Zéh được sử dụng chữa các bệnh liên quan đường ruột và có tác dụng an thần.
Trước đây, gia đình chủ yếu làm rẫy kết hợp trồng cây keo cuộc sống chỉ đắp đổi qua ngày, từ khi trồng chè dây thu nhập của gia đình ổn định. Đồi chè của gia đình ông Việt mỗi năm cho khoảng 20 tấn, doanh thu đạt trên 300 triệu đồng mỗi năm. Bây giờ không chỉ trồng, bán lá tươi, gia đình ông còn đầu tư máy móc chế biến trà, đóng bao bì cung cấp cho khách hàng. Ông Việt cho biết: Gia đình tôi tham gia bảo tồn khoanh nuôi cây chè dây. Cây chè dây đem lại nguồn lợi thu nhập cao gấp nhiều lần những cây khác. Ở Cư Suê, bà con chủ yếu trồng cây keo, nhưng so với giá trị cây keo, nguồn lợi cây chè dây thu về gấp vài chục lần. HTX mua lại hết nên bà con rất phấn khởi, có đầu ra ổn định. Gia đình tôi thu nhập khoảng 300 triệu đồng từ trồng chè dây, nhờ đó cuộc sống đang dân ổn định.
Hiện nay, những đồi chè dây của đồng bào Cơ Tu bạt ngàn trải rộng trước tầm mắt. Người dân có thu nhập khá, nhờ tham gia vào Hợp tác xã Nông nghiệp xã (HTX) Tư ở huyện Đông Giang. HTX chuyên cung cấp giống cho bà con, làm đầu mối thu mua nguyên liệu, chế biến thành các sản phẩm trà, dược liệu rồi tìm đầu ra, cung cấp cho thị trường. Sản phẩm đã được xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.
Trước đây, đồng bào Cơ Tu ở xã Tư, huyện Đông Giang chủ yếu thu hoạch chè dây rồi sơ chế, đóng gói, tiêu thụ sản phẩm mang tính nhỏ lẻ, truyền thống. Gần đây, lượng tiêu thụ chè dây trên thị trường tăng mạnh, giá dao
Cây chè dây có thời gian sinh trưởng từ 10- 12 tháng, mỗi năm thu hoạch 3 đến 4 lần, năng suất bình quân đạt từ 8 đến 10 tấn/ha. Đây là cây trồng có thị trường tiêu thụ lớn, ổn định và giá trị kinh tế cao so với các loại cây trồng khác. UBND huyện Đông Giang đã xây dựng Dự án bảo tồn và phát triển cây chè dây Ra zéh và xã Tư được chọn làm thí điểm; chính quyền hỗ trợ nguồn giống, kỹ thuật giúp bà con yên tâm sản xuất.
UBND huyện Đông Giang xây dựng Dự án bảo tồn phát triển cây chè dây Ra zéh và xã Tư được chọn làm thí điểm.
Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: Toàn huyện có 140ha trồng cây chè dây, tổng sản lượng chè dây đạt 250 tấn khô/năm. Bà con nhờ chè dây thoát nghèo bền vững, hiện không đủ hàng hoá cung cấp ra thị trường. Thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai công tác quy hoạch bảo tồn phát triển cây chè dây. Đặc biệt là duy trì tổ hợp tác, HTX sản xuất thu mua chế biển sản phẩm chè dây. Nếu xây dựng vùng sản xuất cây chè dây chuyên canh tập trung để tạo ra sản phẩm hàng hoá khai thác tốt, sẽ giúp người dân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng thành công nông thôn mới.
Trồng chè dây giúp người dân miền núi Quảng Nam thoát nghèo
Tỉnh Quảng Nam có hơn 500 hộ đồng bào dân tộc ở các huyện Đông Giang, Tây Giang, Bắc Trà My, Phước Sơn trồng cây chè dây và đem lại nguồn kinh tế cao. Các ngành chức năng của tỉnh Quảng Nam luôn đồng hành, hỗ trợ kết nối với các đơn vị thu mua sản phẩm cho bà con.
Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: hiện Hiện nay bà con ứng dụng khoa học công nghệ để lên men chè dây có lợi cho sức khoẻ con người. Giá bán cũng tăng thêm, giải quyết sinh kế cho bà con. Tỉnh chỉ đạo Sở Công thương phối hợp với Sở NN&PTNT, Liên minh Hợp tác xã và Hội Nông dân xúc tiến rất nhiều sản phẩm dược liệu ở thành phố Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và đặc biệt là thương mại điện tử giúp cho bà con./.”
Tuyết Lê- VOV Miền Trung
Viết bình luận